Menu

Thư viện ảnh

Video - Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93932images (5).jpg

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93931images (3).jpg

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93930images (1).jpg

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93908chỉ mục.jpg

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93906tải xuống (3).jpg

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93905tải xuống (2).jpg

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93903theduc9.jpg

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93902tải xuống (1).jpg

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid93901tải xuống.jpg

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/741/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Xu hướng và phát triển

Đầu tư cho tuyến năng khiếu: Nền tảng phát triển thể thao bền vững

12 Tháng Sáu 2014

Việc đào tạo VĐV năng khiếu chính là đầu tư cho tương lai một cách bền vững. Xác định được điều đó, Quảng Ninh đã đầu tư nhiều cho tuyến năng khiếu và bước đầu có được một số thành tích rất đáng biểu dương.

Phát triển khó khăn

Năm học 2013-2014, Trường TDTT tỉnh có gần 300 em theo học ở 16 bộ môn. Để duy trì được sĩ số đó đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên nhà trường đã phải nỗ lực rất nhiều. Bởi một lẽ bây giờ thể thao đã không còn là niềm đam mê của đối tượng thanh thiếu niên nữa và việc kéo các em đến tập ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Đầu tư cho tuyến năng khiếu: Nền tảng phát triển thể thao bền vững 

 

Để giải bài toán năng khiếu ngoài nguồn đào tạo ở trường, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tiến hành "gửi" các địa phương "giúp". Tức là các địa phương có điểm mạnh về môn thể thao nào sẽ là nơi đào tạo môn đó. Ví dụ như huyện Đông Triều là địa phương có điểm mạnh về môn bơi thì ở đây sẽ giúp đào tạo môn thể thao dưới nước này. Cách làm này giúp cho kinh phí đào tạo giảm đi đáng kể và các em sẽ không phải đi xa cũng có thể toàn tâm toàn ý tập luyện tốt hơn. Chính vì vậy, Đông Triều đã cho ra lò được nhiều VĐV bơi có chuyên môn tốt. Cách làm này của Quảng Ninh đã nhận được sự ủng hộ cũng như nhiều địa phương đến tìm hiểu học hỏi. Tuy nhiên, đó là đối với những môn thể thao mà các địa phương có tiềm năng, còn đối với nhiều bộ môn khác thì không thể đi theo hướng đào tạo này. Một thực tế hiện nay đang tác động không nhỏ đến việc đào tạo VĐV năng khiếu thể thao đó chính là phát triển các nhân tố có tố chất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuyển chọn VĐV năng khiếu khó khăn chính là các em có quá nhiều sự lựa chọn để gắn bó với một loại hình đào tạo ngành nghề khác chứ không chỉ riêng thể thao. Việc theo học một ngành nghề mà xã hội đang cần như: Xây dựng, kế toán... dường như là một lối thoát tốt hơn trên con đường tạo dựng tương lai cho mình sau này. Trong khi đó bây giờ việc gắn bó với thể thao lâu dài không còn là lối thoát cho các bạn trẻ nữa và tuổi nghề rất ngắn.

HLV đội tuyển cờ vua trẻ Nguyễn Anh Dũng cho biết: "Để thu hút được nhiều các em có tố chất thể thao về đầu quân ở tuyến năng khiếu cần rất nhiều cơ chế hỗ trợ, động viên kịp thời. Trong giai đoạn vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã làm tốt vấn đề này đồng thời có nhiều kế hoạch để phát triển dài hơi vào giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rõ nét đó chính là hiện nay hầu như thể thao không thể thu hút được lực lượng trẻ đến nữa. Điều này thì có nhiều nguyên nhân thế nhưng chủ yếu vẫn là nó không nhận được sự ủng hộ ngay từ các gia đình và họ luôn xem đây chỉ là một hoạt động sinh hoạt đơn thuần mà thôi".
Việc đào tạo VĐV năng khiếu chính là đầu tư cho tương lai một cách bền vững. Xác định được điều đó, Quảng Ninh đã đầu tư nhiều cho tuyến năng khiếu và bước đầu có được một số thành tích rất đáng biểu dương.
Việc đào tạo VĐV năng khiếu chính là đầu tư cho tương lai một cách bền vững. Xác định được điều đó, Quảng Ninh đã đầu tư nhiều cho tuyến năng khiếu và bước đầu có được một số thành tích rất đáng biểu dương.

Mở rộng diện đào tạo

Một trong những khó khăn đối với việc phát triển nguồn lực VĐV thể thao năng khiếu ở giai đoạn vừa qua đó chính là làm thế nào để gia đình các em sẵn lòng ủng hộ việc gắn bó với thể thao. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi cả một quá trình chứ không thể nói là làm ngay được. Quảng Ninh được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển thể thao, câu nhận xét này rất đúng bởi một lẽ ở đây có nhiều môn đã thi đấu rất thành công như: Cờ vua, bóng chuyền, bóng đá... song do tìm nguồn VĐV năng khiếu khó nên nó đã dần mai một.

Môn bóng chuyền nữ vốn được người dân Quảng Ninh rất ưa thích. Thế nên có thời điểm ở Vùng mỏ đâu đâu cũng có đội tuyển bóng chuyền phong trào và các giải đấu được tổ chức thường xuyên tạo thành sân chơi thu hút nhiều đối tượng tham gia và chính những VĐV nổi tiếng của Quảng Ninh sau này như: Trần Hiền, Lan Anh, Tô Dung, Trần Yến... đều được phát hiện từ chính các giải đấu "phủi" đó. Tuy nhiên, hiện nay bóng chuyền nữ Quảng Ninh đã xuống dốc một cách thảm hại và ở mùa giải năm sau các cô gái phải thi đấu ở giải hạng A1. Để xảy ra tình trạng này nguyên nhân chính vẫn là công tác đào tạo VĐV kế cận còn yếu. Thế nên mới có chuyện do thiếu vắng VĐV thi đấu đội bóng đá phải sử dụng đến cả các lão tướng ngoài 30 tuổi để thi đấu. Hay như môn bóng đá nam mặc dù ở thời điểm này đã có mặt tại V-League và đang sở hữu một giàn các cầu thủ do chính mình đào tạo nên thế nhưng chẳng dám nói chắc nó sẽ tồn tại được ở giải bóng đá cao nhất hiện nay hay không. Bởi một lẽ, nghe đâu việc ký kết hợp đồng với cầu thủ mới và cũ còn có nhiều bất đồng quan điểm phải giải quyết. Bóng đá Vùng mỏ đã từng chứng kiến nhiều nhân tài bỏ đi và họ chẳng muốn quay trở lại nếu như có lối đi vững chắc. Nhiều người cho rằng nếu như những người quản lý bóng đá không nhanh chóng có các quy định hợp lý thì e rằng sẽ có thêm nhiều chân sút nói lời chia tay với chính "ngôi nhà" mà mình đã lớn lên.

Cùng với việc giữ chân các VĐV có chuyên môn thì ngành TDTT cũng nên có chế độ ưu đãi riêng, đặc biệt là đối với đối tượng năng khiếu. Bởi một lẽ nếu không có được một đội ngũ VĐV trẻ kế cận thì e rằng thể thao Vùng mỏ khó có thế cất cánh. Tuy nhiên, để làm tốt điều này thì những người làm thể thao phải nhân rộng các mô hình đào tạo và có chế độ ưu đãi để phát triển.

 

Duy Linh

Print

Số lượt xem (1504)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.