Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Tại sao bị chóng mặt khi chạy

Tại sao bị chóng mặt khi chạy

Tác giả: Hoàng Kim Anh/04 Tháng Tám 2021/Categories: Chăm sóc sức khỏe

Luyện tập quá sức
Phần lớn hiện tượng chóng mặt khi chạy bộ do cường độ tập luyện quá sức. Có thể runner đang tập những bài tập quá nặng. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn...
Tập luyện quá sức chiếm 36,2% tổng số chấn thương một vận động viên có thể gặp phải. Tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, cả trên đường đua lẫn trong phòng, trong nhiều môn như đạp xe, leo núi, bơi lội....
Mất nước
Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mất nước khi tập thể thao rất nguy hiểm, chúng có thể ảnh hưởng đến natri máu và khiến người tập dễ bị đột quỵ.
Mặc dù mất nước phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Vận động viên có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.
Thiếu oxy
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chóng mặt khi chạy bộ. Đa phần người mới chạy bộ chưa biết cách thở trong quá trình luyện tập khiến oxy đi vào trong cơ thể ít hơn, tim đập nhanh và nhịp thở cũng gấp hơn.
Vận động viên cần điều chỉnh hơi thở, cần hít sâu bằng mũi, phình bụng và thở ra bằng miệng. Ngay cả khi không tập luyện, cũng nên tập thở sâu mỗi ngày.
Huyết áp thấp
Hoạt động thể chất nặng có thể khiến vận động viên bị hạ huyết áp, chóng mặt. Những người huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt hơn bình thường, kết hợp với những yếu tố như tập luyện quá sức, thiếu nước, thiếu oxy càng khiến cho hiện tượng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, cấp cứu.
Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Những người này cần cân nhắc khi tập luyện các bài tập có cường độ cao, nhất là cardio.
Hạ đường huyết
Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu để bụng quá rỗng trước khi tập thể dục. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường, do vậy nếu bạn không ăn gì trước khi tập có thể bị hạ đường huyết, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, run rẩy, đồ mồ hôi...
Bạn có thể ăn lót dạ chuối hoặc trứng luộc trước khi tập luyện để đảm bảo đủ năng lượng cho một buổi tập nhé.
Rối loại nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng...
Chạy liên tục có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, vận động viên có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.

Thành Dương (tổng hợp)

Số lượt xem (597)/Bình luận (0)

Tags:
Hoàng Kim Anh

Hoàng Kim Anh

Other posts by Hoàng Kim Anh

Comments are only visible to subscribers.