Menu

NCS Đỗ Tuấn Cương và Nguyễn Văn Hải được thông qua luân án Tiến sĩ cấp Viện

NCS Đỗ Tuấn Cương và Nguyễn Văn Hải được thông qua luân án Tiến sĩ cấp Viện

26 Tháng Giêng 2014

NCS Đỗ Tuấn Cương và Nguyễn Văn Hải được thông qua luân án Tiến sĩ cấp Viện

NCS Đỗ Tuấn Cương bảo vệ đề tài  "Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia" (Ảnh: Y Trang)
Luận án của NCS Nguyễn Văn Hải được đánh giá là công trình khoa học mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thời sự và có giá trị thực tiễn cao, nhất là trong bối cảnh Bóng rổ Việt Nam còn đang trên đà phát triển. Thành tích thi đấu môn Bóng rổ Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực do đó việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo VĐV và thành tích thi đấu là vấn đề cấp thiết.

Với khối lượng 125 trang đánh máy gồm 3 chương, 37 bảng, 6 hình vẽ và 79 tài liệu tham khảo trong đó có 54 tài liệu tiếng Việt và 25 tài liệu tiếng nước ngoài, luận án đã đưa ra 3 mục tiêu nghiên cứu để giải quyết mục đích đựa ra.

Bên cạnh những thiếu sót như: kết quả nghiên cứu và bàn luận chưa thật sâu, thuật ngữ sử dụng đôi lúc chưa chính xác, theo Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS Lâm Quang Thành, đề tài đã lựa chọn được 23 chỉ tiêu đánh giá kết quả huấn luyện cho VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13 gồm: 5 chỉ tiêu về hình thái, 3 chỉ tiêu tâm lý, 2 chỉ tiêu sinh lý, 7 chỉ tiêu tố chất thể lực, 6 chỉ tiêu chuyên môn; biên soạn được kế hoạch huấn luyện cho VĐV Bóng rổ trẻ lứa tuổi 11 - 13 tuổi trong 2 năm với các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, tỷ trọng huấn luyện chung các mặt và tỷ trọng huấn luyện tố chất thể lực; lựa chọn được phương tiện huấn luyện trong kế hoạch xây dựng gồm 44 bài tập chuyên môn phát triển tố chất thể lực, huấn luyện kỹ - chiến thuật cơ bản; khẳng định tính hiệu quả của kế hoạch huấn luyện trong thời gian 12 tháng thực nghiệm thông qua sự phát triển về các chỉ tiêu, test hình thái, chức năng, thể lực, chuyên môn đã lựa chọn trên đối tượng thực nghiệm.

Luận án của NCS Nguyễn Văn Hải cũng nhận được những nhận xét hữu ích của các giáo viên phản biện GS.TS Nguyễn Xuân Sinh, TS Đặng Hà Việt và TS Trần Đức Phấn Theo đó, đề tài nhận được đánh giá cao khi NCS mạnh dạn nghiên cứu một vấn đề tương đối khó trong huấn luyện thể thao là kế hoạch huấn luyện bởi xây dựng kế hoạch huấn luyện cho VĐV đòi hỏi phải rất chi tiết, tỉ mỉ, các nội dung phải phản ánh được những vấn đề đặt ra trong quá trình huấn luyện, hệ thống và khoa học. Kế hoạch huấn luyện càng dài hơi thì khả năng dự báo thành tích càng khó và điều chỉnh kế hoạch càng phức tạp. Luận án của NCS Nguyễn Văn Hải cũng đã nhận được sự đồng ý của các thành viên Hội đồng được tiếp tục bảo vệ ở cấp Viện.

Đề tài của NCS Đỗ Tuấn Cương được đánh giá là công trình nghiên cứu đầu tiên trong môn Karatedo mà khách thể là VĐV nam đội tuyển quốc gia (Ảnh: Y Trang)
Còn đối với đề tài của NCS Đỗ Tuấn Cương, được đánh giá là công trình nghiên cứu đầu tiên trong môn Karatedo mà khách thể là VĐV nam đội tuyển quốc gia trong khi các công trình nghiên cứu trước đây hầu hết tập trung vào các đối tượng là VĐV trẻ.

Việc ứng dụng các giải pháp mang tính khoa học, đồng bộ, khả thi vào trong quá trình huấn luyện và thi đấu của môn Karatedo là rất quan trọng trong điều kiện hiện nay. Đề tài nghiên cứu của NCS Đỗ Tuấn Cương góp phần xây dựng một quy trình đào tạo VĐV khoa học hoàn chỉnh có tính hiệu quả cao bằng hệ thống bài tập thể lực trong đó chú trọng những bài tập nhằm phát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế đặc biệt là sức mạnh tốc độ, một tố chất thể lực chuyên môn đặc thù của VĐV môn Karatedo.

Luận án được TS Đoàn Thao (phản biện 1) và PGS. TS Phạm Xuân Thành (phản biện 2) đánh giá là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, số lượng đối tượng nghiên cứu và các số lượng thu thập được có giá trị cao về mặt khoa học.

Nhận xét sâu về những mặt ưu điểm của luận án, PGS. TS Phạm Xuân Thành đánh giá luận án đã giải quyết được 3 mục tiêu nghiên cứu đề ra: đã đánh giá được thực trạng huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, tập trung chủ yếu phát triển sức mạnh tốc độ, coi đây là tố chất chủ đạo trong quá trình huấn luyện nhưng chưa giành nhiều thời gian cho huấn luyện, hệ thống bài tập phân bổ không đều, chưa có hệ thống, dẫn đến hiệu quả sử dụng kỹ thuật đòn tay chưa đồng đều ở kỹ thuật tấn công và phản công.

Đã lựa chọn được 9 test đánh giá hiệu quả sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia gồm 4 test thể lực và 5 test kỹ thuật, xác định 2 test kỹ thuật đòn tay ứng dụng trong bảng đánh giá thông qua các chỉ số sinh cơ học. Xây dựng được 1 bảng phân loại, 1 bảng tiêu chuẩn theo thang điểm 10, 1 bảng tổng hợp của 9 test lựa chọn, 1 bảng phân loại đánh giá thông qua các chỉ số sinh cơ học của 2 test kỹ thuật đòn tay.

Xác định và lựa chọn được 44 bài tập ứng dụng trong huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia. Hệ thống các bài tập đã được khẳng định hiệu quả rõ rệt qua 10 tháng thực nghiệm, thể hiện qua nhịp tăng trưởng các test trước và sau thực nghiệm; sự ổn định của các chỉ số sinh cơ học và thành tích thi đấu của đối tượng thực nghiệm.

Luận án cũng nhận được đánh giá cao từ Chủ tịch Hội đồng, GS.TS Lê Quý Phượng về một đề tài có giá trị trong giảng dạy, huấn luyện, mặc dù còn có những thiếu xót nhỏ có thể chỉnh sửa, không ảnh hưởng tới giá trị của luận án, luận án đã được Hội đồng thông qua bảo vệ ở cấp Viện.

A.T

Print

Số lượt xem (1118)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.