Menu

Lấy ý kiến cho Dự thảo đề án Ban hành cơ chế, chính sách đối với thanh niên là VĐV đạt thành tích xuất sắc

Lấy ý kiến cho Dự thảo đề án Ban hành cơ chế, chính sách đối với thanh niên là VĐV đạt thành tích xuất sắc

26 Tháng Mười 2013

Lấy ý kiến cho Dự thảo đề án Ban hành cơ chế, chính sách đối với thanh niên là VĐV đạt thành tích xuất sắc

Toàn cảnh buổi họp (Ảnh:MĐ)

Theo thống kê của Vụ TTTTC - Tổng cục TDTT, hiện cả nước có gần 20.000 VĐV thành tích cao, trong đó có 35.000 VĐV đội tuyển trẻ. Trung bình một năm có 1800-1900 lượt VĐV xuât sắc của 34 môn thể thao được triệu tập vào các đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ. Các đội tuyển được tập huấn tại các Trung tâm HLTTQG, Trung tâm HLLTT của địa phương, ngành...

Tại buổi họp, ông Tần Lê Minh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổ trưởng tổ Biên tập Đề án "Ban hành cơ chế, chính sách đối với thanh niên là vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới” đã trình bày kết cấu, nội dung cũng như các giải pháp thực hiện và tính khả thi của Đề án.

Theo đó, dự thảo Đề án đã chỉ ra 10 nhóm chính sách, trong đó, có nhiều chính sách bất cập đối với các VĐV đạt thành tích cao như: chế độ tiền công thấp (khoảng 3,6 triệu/tháng); chế độ chăm sóc sức khoẻ hạn chế (hiện nay nếu trường hợp VĐV bị chấn thương nặng phải chữa trị ở nước ngoài hoặc chuyên khoa đặc biệt thì gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí); chính sách về đào tạo, học tập văn hoá (thời gian dài, chương trình đào tạo chưa phù hợp..); chính sách khen thưởng (chưa tạo động lực cho các VĐV phấn đấu); chính sách về trang thiết bị tập luyện và thi đấu (còn thiếu và lạc hậu, chưa có chế độ đặc biệt cho VĐV xuất sắc ở một số môn đặc thù như Bắn súng, Taekwondo, Đua thuyền.... ).

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn cũng như các kết quả khảo sát về những bất cập trong việc đãi ngộ đối với các VĐV đỉnh cao có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của nền thể thao nước nhà đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Việc xây dựng Đề án là vấn đề cấp thiết nhằm khuyến khích, tạo động lực để các VĐV cố gắng giành thành trên các đấu trường khu vực, châu lục và quốc tế, góp phần thúc đẩy sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Do vậy, nội dung của Đề án tập trung vào việc đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm giải quyết những bất cập trên; đó là: Cải thiện các chính sách về tiền công; Sửa đổi bổ sung cải thiện chế độ trợ cấp một lần đối với VĐV bị tai nạn, thương tật hoặc chết khi đang tập luyện; Chính sách đầu tư trọng điểm đối với những VĐV xuất sắc;  Ban hành chính sách đào tạo, học văn hoá đối với các VĐV tập huấn tại các trung tâm huấn luyện, cơ sở thể thao trên toàn quốc; Chính sách đào tạo bồi dưỡng VĐV xuất sắc trở thành VĐV chuyên nghiệp; Chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên là VĐV xuất sắc; Chính sách chăm sóc sức khoẻ trong trường hợp bị chấn thương; chế độ ưu đãi về nhà ở (hiện nay một số địa phương như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng... đã làm và mô hình này cần được khuyến khích nhân rộng)...

Với những nội dung trên, dự thảo Đề án đã nhận được sự nhất trí cao và những đóng góp thiết thực về những vấn đề cụ thể như: đối tượng áp dụng (VĐV khuyết tật có được hưởng chế độ đãi ngộ hay không?); độ tuổi thanh niên dưới 30 tuổi có phù hợp chưa? (có một số môn thể thao đặc thù như Bắn súng, VĐV phải trải qua quá trình tập luyện dài lâu mới có thành tích...); thành tích như thế nào?, mức độ được hưởng chính sách đãi ngộ ra sao??... Cùng với đó là các ý kiến đóng góp về giải pháp thực hiện ở một số chính sách còn bất cập như: VĐV được đóng bảo hiểm mức cao để có thể khám, chữa bệnh ở những nơi tốt nhất; xây dựng trường học trong các Trung tâm; thành lập quỹ hỗ trợ tài năng...

Phát biểu kết luận buổi họp, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng nhấn mạnh việc xây dựng đề án nhằm chăm lo cho các VĐV có cống hiến cho Thể thao Việt Nam, các chính sách đều phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn. Tổng cục trưởng cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về các chính sách quan trọng như: Tiền công, chính sách trợ cấp (một lần hay suốt đời), chính sách về đào tạo và hướng nghiệp sau khi VĐV giải nghệ.... và sớm hoàn thành Đề án trong thời gian sớm nhất.

Thành tích mà TTVN đạt được trong những năm qua không ngừng tăng. Các VĐV Việt Nam giành được thành tích cao ở một số môn như: Điền kinh, Bơi, Bắn súng, Thể dục, Cờ vua,  Cờ tướng, Taekwondo, Wushu, Pencat Silat, Karatedo...

Năm 2010, các VĐV Việt Nam đạt được 337 huy chương (210 huy chương thế giới, 85 huy chương châu Á và 42 huy chương ĐNA); Năm 2011, các VĐV Việt Nam đạt 880 huy chương (96 huy chương thế giới, 133 huy chương Châu Á và 517 huy chương ĐNA). Năm 2012, các VĐV Việt Nam đạt 895 huy chương (106 huy chương thế giới, 150 huy chương Châu Á và 639 huy chương ĐNA). 

 VD

Print

Số lượt xem (1022)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.