Menu

Học tiết kiệm từ tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tiết kiệm từ tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

10 Tháng Chín 2013

Học tiết kiệm từ tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tác phong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã được gặp Bác dù chỉ một lần. Bác mặc rất giản dị và tiết kiệm. Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Dù bất cứ ở đâu, lúc nào Bác luôn luôn với một tư thế giản dị, ung dung, phong cách mẫu mực, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước.

Hành trang mà Bác mang theo tự nó nói lên một điều chân thực: làm chức càng cao càng phải giản dị. Làm Chủ tịch nước, Bác nhận lấy cho mình được cái quyền sống giản dị, bằng mức sống bình thường của người dân. Tư trang của Bác bao giờ cũng ở mức cần thiết cho sinh hoạt, nhưng bác lại luôn lo cho sự thiếu đủ của người dân. Qua câu chuyện trên chúng tư mới thật sự hiểu Bác giản dị và tiết kiệm đến chừng nào.

Cùng với thực hành tiết kiệm, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc phòng, chống lãng phí trong hoạt động của các cơ quan công quyền. Theo Bác, đi liền với tham nhũng là lãng phí; đó là hai thứ “giặc nội xâm” làm hại dân, hại nước. Tuy những người gây nên lãng phí không lấy của công cho riêng mình như tham nhũng, song, hậu quả mà nó gây nên cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ, có khi còn nguy hiểm hơn cả tham nhũng và trộm cắp. Người chỉ ra các dạng lãng phí để mọi người nhận biết và khắc phục.Đó là: lãng phí về lao động: thể hiện ở việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người, bố trí nhân sự không đúng; lãng phí thì giờ: việc gì có thể làm trong một ngày, một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày; lãng phí tiền của Nhà nước, cơ quan, bản thân mình: ăn tiêu xa xỉ, tiêu xài không hợp lý, mắc bệnh “phô trương, hình thức”. Điển hình trong lãng phí của công là các cơ quan dùng điện, nước, vật liệu một cách vô tội vạ, dùng xe vào mục đích cá nhân, xử dụng xăng, dầu phí phạm; các xí nghiệp dùng máy móc, nguyên vật liệu không đúng mức; các dự án đầu tư dàn trải, không hiệu quả…

Bác còn nói: "Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền. Do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối… Có Cần mới Kiệm. Có Cần, Kiệm mới Liêm. Có Cần, Kiệm, Liêm mới Chính…". "Một dân tộc biết Cần, Kiệm, biết Liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ".

Học theo tính tiết kiệm của Bác, Tổng cục TDTT đang quyết liệt triển khai việc rà soát, cắt giảm đầu tư công, phấn đấu thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên, tạm dừng trang bị mới xe ôtô, mua sắm tài sản có giá trị lớn, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng..., thực hiện tiết kiệm tối đa trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu.

Bên cạnh đó, Tổng cục TDTT thực hiện cắt giảm, hạn chế tối đa việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn tập trung; thực hiện nghiêm công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường giám sát, quản lý tài chính công; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, để tránh việc lãng phí lao động, Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục TDTT đã và đang tiến hành rà soát lại tất cả nhân sự, việc bố trí nhân sự của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT, để hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, bố trí nhân sự đúng, hợp lý, để nâng cao hiệu quả trong công việc cũng như tránh việc thực hiện lãng phí nguồn lao động. Tăng cường, nâng cao kỷ cương làm việc, tránh lãng phí giờ làm việc.

V.A

Print

Số lượt xem (1263)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.