Menu

Đề án 641: Nỗ lực cán đích trong năm Giáp Ngọ

Đề án 641: Nỗ lực cán đích trong năm Giáp Ngọ

05 Tháng Hai 2014

Đề án 641: Nỗ lực cán đích trong năm Giáp Ngọ

Tại Hội nghị trực tuyến ngành VHTTDL, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đánh giá cao về ý nghĩa của đề án 641(Ảnh: T.H)
Năm 2013, Hội nghị trực tuyển tại 3 đầu cầu tại Hà Nội, Đã Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh được triển khai, chính thức đưa Đề án 641 đi vào cuộc sống  

Ở cả 3 đầu cầu, các ý kiến đóng góp đều cho rằng: Thông qua việc triển khai Đề án “Tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”, sẽ có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, vừa đáp ứng những yêu cầu bức xúc của thực tiễn đang đặt ra, vừa nhằm góp phần hình thành một hệ thống các chương trình, chiến lược đồng bộ, vươn tới mục tiêu phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam.

Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cho rằng, đây là đề án có ý nghĩa nhân văn cao, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, tuy nhiên để thực hiện thành công đề án này cần có sự vào cuộc của toàn xã hội cùng dốc lòng, dốc sức huy động các nguồn ngân sách từ Trung ương, địa phương và xã hội hóa.

Tiến hành khảo sát 22 tỉnh, thành trọng điểm và vùng sâu, vùng xa nhằm nắm bắt tình hình thực tế

Qua thực tế khảo sát, các địa phương đều rất quan tâm và tăng cường công tác chỉ đạo. Cả 22 tỉnh, thành đều đã thành lập được Ban chỉ đạo đề án của tỉnh, một số địa phương còn thành lập được tổ thư ký, giúp việc nhằm cụ thể hóa mục đích, yêu cầu công việc đề ra.

Do tình hình phát triển kinh tế và đời sống nhân dân ở các vùng miền có sự chênh lệch nên theo ghi nhận của đoàn khảo sát, ở cấp trung học phổ thông và phổ thông cơ sở tuy đã thực hiện tốt giờ học chính khóa nhưng về ngoại khóa thì chỉ có một số trường thực hiện được (chủ yếu là các trường vùng đồng bằng); ở các trường mầm non gần như là điểm trắng về phong trào thể dục ngoại khóa. Nguyên nhân là do hệ thống cơ sở vật chất của các trường còn thiếu thốn, dụng cụ, sân bãi cò thô sơ và không đáp ứng đủ yêu cầu; Giáo viên dạy chuyên trách về thể dục còn thiếu, đa phần chỉ dạy kiêm nghiệm hoặc là các hướng dẫn viên của địa phương.

Đi bộ đồng hành hưởng ứng Đề án với 100% kinh phí xã hội hóa

Do xác định được vai trò và tầm ảnh hưởng của công tác thông tin, tuyên truyền, Ban chủ nhiệm chương trình 4 đã làm việc với các cơ quan truyền thông đại chúng, các doanh nghiệp như đài phát thanh, truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; các cơ quan báo chí trong và ngoài ngành. Theo thống kê, năm 2013 đã có hàng ngàn tin, bài, phóng sự, ảnh, video được đăng tải trên các báo, đài Trung ương và địa phương, trong đó, đáng chú ý là Đài truyền hình Việt Nam đã phát 8 số quảng bá, tuyên truyền cho Đề án.

Nổi bật trong các hoạt động tuyên truyền, cổ động phải kể đến Cuộc đi bộ đồng hành hưởng ứng Đề án với sự tham dự của trên 1000 học sinh, sinh viên và nhân dân thủ đô Hà Nội. Chương trình được tổ chức với 100% kinh phí xã hội hóa do Trung tâm Thông tin TDTT – Ban chủ nhiệm chương trình 4 và Công ty Cổ phần truyền thông Bóng đá Việt Nam phối hợp thực hiện.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn được ghi nhận bằng việc tổ chức Cuộc thi sáng tác Logo, khẩu hiệu, Ca khúc của Đề án; xuất bản 4 số điểm tin và biên soạn 7 tài liệu về chuyên môn để triển khai cho các đối tượng hóa sinh mầm non và tiểu học.

Năm 2014, tình hình kinh tế cả nước dự kiến còn khó khăn hơn nhiều so với những năm trước. Trước bối cảnh ấy, nhiều Đề án, Dự án trọng điểm của đất nước cũng phải cân đối ngân sách hoạt động. Vì vậy việc sớm trình và ban hành thông tư liên ngành “Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án” để các tỉnh có cơ sở kêu gọi tài trợ, chung tay thực hiện Đề án là nhiệm vụ then chốt được Ban điều phối đặt lên hàng đầu.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các địa phương cũng được tăng cường; công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh đến các tỉnh, thành bằng các tài liệu hướng dẫn cụ thể, các chương trình, hoạt động cổ động nhằm phổ biến sâu rộng tới quần chúng nhân dân.

Vân Thùy

Print

Số lượt xem (931)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.