Menu

Chuyện về những nữ VĐV nhảy cổ động: Nghệ thuật quản lý đội nhóm

Chuyện về những nữ VĐV nhảy cổ động: Nghệ thuật quản lý đội nhóm

12 Tháng Sáu 2013

Chuyện về những nữ VĐV nhảy cổ động: Nghệ thuật quản lý đội nhóm

Số lượng thành viên trong đội còn tùy thuộc vào quy mô của CLB là chuyên nghiệp hay nghiệp dư; cũng như số lượng biểu diễn trên sân phụ thuộc vào quy mô của từng sự kiện. Ở các nước trên thế giới, mà điển hình là Mỹ, trước một trận Bóng bầu dục, đội cổ động có khi lên tới 30 – 50 người. Các cổ động viên này có thể nằm trong quân số của CLB hoặc ngoài CLB.

Còn ở nước ta hiện nay, có rất nhiều các CLB nhảy cổ động, cũng có khi chỉ là hội, nhóm kết hợp lại với nhau và thành lập đội, hoạt động theo tính chất riêng lẻ.

Đình đám nhất ở Sài thành hiện nay là đội cổ động của Sài Gòn Heat, với 15 cô gái trẻ, năng động, sexy và tài ba. Họ đa phần đều là những thành viên của các đội nhảy chuyên nghiệp, giành nhiều thành tích cao tại các giải đấu trong nước và khu vực. Do vậy, để quản lý và vận hành tốt một đội chỉ với 15 cô gái như vậy thôi cũng là một sự cố gắng không mệt mỏi.

Cao Trương Ngọc Ánh – Quản lý đội Saigon HotGirls chia sẻ với chúng tôi: “Do tuổi còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác quản lý chưa nhiều nên em gặp khó khăn là điều dễ thấy. Các bạn trong đội đều là những cô gái còn rất trẻ, mỗi người lại có một cá tính khác nhau nên để hòa hợp được các bạn ấy, duy trì không khí vui tươi của toàn đội là điều rất khó. Nhiều khi bản thân em phải gồng mình lên, tỏ ra nghiêm khắc với các bạn, dù trên thực tế mình không phải người như vậy”.

Với tư cách là một người đóng vai trò quản lý, điều phối, khó khăn nhất đấy là việc lãnh đạo làm sao cho các bạn thực hiện đúng với cơ cấu, lộ trình và mục tiêu mong muốn. Thật sự rất khó để mọi người có thể cùng nhau làm việc hiệu quả, thoải mái, không căng thẳng lại vừa đáp ứng được mục tiêu cũng như áp lực về thời gian.

Hơn nữa, do đặc điểm tính cách của độ tuổi, đa phần đều đang ở cái ngưỡng đẹp nhất của đời người nên các nữ VĐV chịu chi phối nhiều về tình cảm; chỉ giận dỗi với bạn một chút thôi đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý.

Ngọc Ánh kể về một kỷ niệm đáng nhớ:“Hôm đó đội em có bài biểu diễn mà sát giờ rồi vẫn thấy thiếu 2 bạn; một bạn thì báo không đến được vì gia đình có việc đột xuất, còn một bạn khác thì không thấy gọi điện, cũng không thấy nhắn nhủ gì. Dù đã có phương án dự phòng nhưng khi không liên lạc được với bạn ấy, trong lòng lo lắm, chỉ biết đi ra đi vào, đứng ngồi không yên… Cuối cùng bạn ấy cũng không tới, mình phải cho người thay thế. Hỏi ra mới biết, giận người yêu nên nằm khóc ở nhà!! ”

Tình trạng bỏ show diễn là chuyện thường thấy ở những đội nhóm như vậy, vì thực tế có quá nhiều điều khoản cam kết không được rõ ràng trong khi mức độ vi phạm lại chưa có quy định xử phạt cụ thể. Điều này lý giải tại sao lại có những quy định rất hài hước đối với các nữ cổ động tại các giải đấu thể thao như: nghiêm cấm không được yêu hay cho số điện thoại cầu thủ trong đội…
Bên cạnh những công việc quản lý về con người, người quản lý còn phải thương thảo với các đối tác, chọn show, là đại diện cho nhóm trước những nhóm khác, thương thảo với nhà tài trợ, hòa giải mâu thuẫn…. 

Nhưng có thể thấy ở Việt Nam bộ môn nhảy cổ động mới chỉ mang tính đội nhóm, CLB, chưa phải là nghề chính của mỗi cá nhân như ở các quốc gia khác; phần lớn họ đến với bộ môn này chỉ vì niềm đam mê, yêu thích, rèn luyện sức khỏe bản thân chứ không coi đó là một sự gắn kết lâu dài.... (còn tiếp)

Thuỳ Anh

Print

Số lượt xem (1139)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.