Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Danh sách các môn thể thao

Điền kinh

Điền kinh là môn thể thao tổng hợp gồm: đi bộ, chạy nhiều cự li, nhảy xa, nhảy cao, ném đĩa, ném lao, ném búa, ném lựu đạn, đẩy tạ và nhiều môn phối hợp khác.

Cơ sở của các bài tập điền kinh là những động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực, tăng cường sức khoẻ, rèn luyện các phẩm chất ý chí. Điền kinh chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất đối với học sinh cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người.

Thi đấu điền kinh đã có trong chương trình Đại hội Olympic ở Hi Lạp cổ đại (776 tCn. - 384 sCn.). Điền kinh hiện đại bắt đầu phát triển từ những năm 30 - 40 của thế kỉ 19.

Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dư Thế giới (IAAP) thành lập năm 1912, là tổ chức thống nhất lãnh đạo phong trào điền kinh trên thế giới với 17 quốc gia thành viên ban đầu, nay lên tới 181 nước.

Liên đoàn Điền kinh Việt Nam thành lập năm 1951, là thành viên của IAAP và AAAP (Liên đoàn Điền kinh Châu Á). Sau một thời gian dài gián đoạn, điền kinh được khôi phục ở Đại hội Ôlympic 1896 và phát triển mạnh cho đến nay.

Ngoài các cuộc thi điền kinh trong các Đại hội Ôlympic (24 môn thi cho nam và 14 cho nữ), còn có các cuộc thi quốc tế lớn như giải Vô địch Điền kinh thế giới (sân ngoài trời bốn năm một lần, sân có mái che hai năm một lần).

Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và nhiều môn phối hợp khác. Với việc cần ít các thiết bị đi kèm và tính đơn giản của các môn này đã khiến điền kinh trở thành các môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới. Điền kinh chủ yếu là môn thể thao cá nhân, với ngoại lệ là các cuộc đua tiếp sức và các cuộc thi mà kết hợp biểu diễn vận động viên chẳng hạn như xuyên quốc gia.

Cơ sở của môn điền kinh chính là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người.
Tại các kỳ thi đấu thế vận hội, điền kinh cũng là nội dung quan trọng hàng đầu. Nó xuất hiện ngay từ những kỳ thế vận hội cổ đại từ năm 776 TCN.
Ngoài thi đấu điền kinh tại Thế vận hội, trên thế giới còn nhiều giải điền kinh khác.

Lịch sử 

Thời cổ đại và Trung cổ
Bức tượng cổ Hy Lạp Discobolus, mô tả một người ném đĩa.
Các cuộc thi điền kinh với các môn chạy, đi bộ, nhảy cao, nhảy xa, ném đá là một trong những môn thể thao lâu đời nhất, nguồn gốc của chúng có từ thời tiền sử. Các cuộc thi đấu điền kinh được vẽ trong các ngôi mộ Ai Cập cổ đại ở Saqqara, với hình minh họa môn chạy ở lễ hội Dt Sed và nhảy cao xuất hiện trong mộ từ năm 2250 trước Công nguyên.[3] Hội Tailteann là một lễ hội Celtic cổ xưa ở Ireland, được tổ chức vào khoảng năm 1800 trước Công nguyên. Cuộc thi đấu điền kinh này kéo dài ba mươi ngày, có các môn chạy và ném đá.[4] Môn thi đấu ban đầu và duy nhất tại Thế vận hội đầu tiên vào năm 776 TCN là một cuộc thi chạy dài, vòng quanh sân vận động. Sau đó các môn thi được mở rộng với các môn thi ném đá, nhảy cao và nhảy xa tạo thành năm môn phối hợp thời cổ đại. Các cuộc thi điền kinh cũng diễn ra tại các Panhellenic Games, thời điểm khoảng 500 năm trước Công nguyên.
Tại nước Anh vào thế kỷ 17, các giải đấu Cotswold Olimpick Games-một lễ hội thể thao- cũng có các môn điền kinh dưới hình thức các cuộc thi ném búa tạ. Hàng năm từ 1796 đến 1798, tại Pháp đã diễn ra L'Olympiade de la République ngay trong cuộc cách mạng Pháp. Đây là một tiền thân của Thế vận hội Olympic mùa hè hiện đại. Môn thi đấu hàng đầu của cuộc thi này là môn chạy, nhưng các môn thi đấu khác của Hy Lạp cổ đại cũng được đưa vào. Olympiade tại Pháp năm 1796 đánh dấu việc đưa các hệ thống số liệu vào để đo kết quả thi đấu trong thể thao.

 

Thời cận đại và hiện đại
Học viện Quân sự Hoàng gia tại Woolwich, nước Anh đã tổ chức một cuộc thi điền kinh vào năm 1849. Đại học Exeter, Oxford, nước Anh từ năm 1850 đã tổ chức một loạt các cuộc thi điền kinh thường xuyên chỉ dành cho sinh viên đại học. Lần đầu tiên một Đại hội thể thao dành cho mọi người bao gồm các cuộc thi điền kinh được tổ chức tại Wenlock, Shropshire vào năm 1850. Ngoại trừ hai năm phải dừng do chiến tranh và những năm kinh tế khó khăn, các cuộc thi điền kinh trên đã được tổ chức liên tục cho đến ngày nay.
Chạy 100m tại Thế vận hội mùa hè 1896.
Cuộc thi điền kinh trong nhà đầu tiên theo mô hình hiện đại được tổ chức thời gian ngắn sau đó vào năm 1860, bao gồm một cuộc thi tại Ashburnham Hall ở London, nước Anh với bốn môn thi chạy và một môn thi nhảy xa ba bước.
Thành lập tại Anh vào năm 1880, Hiệp hội điền kinh nghiệp dư (AAA: Amateur Athletic Association) là tổ chức đầu tiên của điền kinh và bắt đầu tổ chức giải điền kinh hàng năm của mình - giải vô địch AAA. Mỹ cũng bắt đầu tổ chức một cuộc thi điền kinh quốc gia hàng năm - giải vô địch điền kinh Mỹ ngoài trời. Giải này được câu lạc bộ điền kinh New York tổ chức lần đầu vào năm 1876. Điền kinh đã được AAA và các tổ chức thể thao khác hệ thống hóa và tiêu chuẩn hóa vào cuối thế kỷ 19. Trong số các tổ chức này có Hiệp hội điền kinh nghiệp dư Mỹ (thành lập tại Mỹ vào năm 1888) và Hiệp hội điền kinh Pháp (thành lập tại Pháp vào năm 1889).
Điền kinh đã được đưa vào Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên năm 1896 và nó đã là một trong những cuộc thi quan trọng nhất tại Olympic bốn năm một lần kể từ đó. Ban đầu điền kinh chỉ dành cho nam giới, Thế vận hội Olympic 1928 đã đánh dấu sự ra đời của các môn điền kinh nữ. Điền kinh là một phần của Olympic cho người khuyết tật ngay từ khi nó được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960. Các vận động viên điền kinh rất được coi trọng trong các giải lớn, đặc biệt là Thế vận hội.
Cơ quan quản lý quốc tế về điền kinh, Liên đoàn điền kinh không chuyên quốc tế (IAAF) được thành lập vào năm 1912. Liên đoàn này được đổi tên như hiện nay (Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn Điền kinh) vào năm 2001. IAAF thành lập giải vô địch điền kinh thế giới ngoài trời trong năm 1983. Các vận động viên điền kinh có thể nhận được tiền thưởng khi giành chiến thắng, chấm dứt giai đoạn "nghiệp dư" trước đó.
Các cuộc thi quốc tế đầu tiên được tổ chức cho các vận động viên điền kinh khuyết tật về thể chất (không điếc) bắt đầu vào năm 1952 với giải thể thao quốc tế Stoke Mandeville Games được tổ chức cho các cựu chiến binh Thế chiến II. Lúc đó giải này chỉ dành cho các vận động viên chạy xe lăn. Điều này truyền cảm hứng cho Paralympic Games đầu tiên được tổ chức vào năm 1960. Theo thời gian, cuộc thi dành cho người khuyết tật chạy xe lăn được mở rộng để bao gồm các vận động viên bị cụt chi, suy bại não và thị giác.

 

 

SÂN THI ĐẤU ĐiỀN KINH

Tất cả các loại sân có bề .mặt cứng và đồng chất, có thể chịu được đinh của giày chạy đều có thể dùng làm sân thi đấu điền kinh. Các cuộc thi chạy và các cuộc thi nhảy, ném đẩy theo Điều luật 12.1 (a) và các cuộc thi đấu dưới sự điều hành trực tiếp của IAAF chỉ được phép tổ chức trên các đường chạy được phủ chất dẻo tổng hợp theo đúng các đặc tính về tiêu chuẩn kỹ thuật đã được IAAF qui định cụ thể đối với các loại chất dẻo phủ trên bề mặt sân và có giấy chứng nhận về giá trị sử dụng hiện tại do IAAF phê duyệt.
Đương nhiên. khi có sẵn các đường chạy như vậy thì các cuộc thi theo Điều luật 12.1 (b), (c). (d), (e). (đ) và (g) cũng được tổ chức trên đó. 
Ghi chú: Các đặc tính kỹ thuật đối với việc qui hoạch và cấu tạo của đường chạy và các thiết bị sân thi đấu được xác định và mô tả chi tiết trong tài liệu hướng dẫn về các trang bị. phương tiện. sân thi đấu và đường chạy do IAAF phát hành năn/ 199o và trong các tài liệu của Văn phòng Tổng thư ký. trong đó có cả sơ đồ mạt cắt chi tiết về việc đó và đánh dấu đường chạy.

TƯ CÁCH THAM GIA THI ĐẤU
1 Các cuộc thi đấu theo các điều luật của IAAF được giới hạn cho các vận động viên thoả mãn được các điều luật về việc có đủ tư cách tham gia thi đấu cửa IAAF.
2. Vận động viên không được phép thi đấu ở ngoài đất nước mình nếu như không được liên đoàn thành viên cho phép vận động viên đó thi đấu-bảo lãnh về tư cách tham gia thi đấu của vận động viên đó. Trong tất cả các cuộc thi đấu quốc tế việc bảo lãnh về tư cách nói trên sẽ được công nhận nếu không có kháng nghị nào về vận động viên đó được gửi tới IAAF.
KHÔNG THAM DỰ CUỘC THI
3. Tại các cuộc thi đấu theo điều luật 12.1 (a), (b), (c), một vận động viên có thể bị loại, không được tham gia vào tất cả các cuộc đấu tiếp theo (ở vòng trong) của giải, kể cả các cuộc đấu tiếp sức, trong những trường hợp mà:
i) Có sự khẳng định đứt khoát rằng vận động viên đó tham gia trong một cuộc thi, nhưng sau đó lại không tham gia cuộc thi đó, vì thế mà tên vận động viên đã không bị xoá một cách chính thức khỏi danh sách những người xuất phát trong cuộc thi đó.
ii) Vận động viên đó đủ tư cách trong các cuộc thi tuyển chọn hoặc các đợt thi để vào sâu hơn trong một ít cuộc đấu nhưng sau đó lại không tham gia thi đấu ở 11 vòng trong.
Ghi chú 1 : Thời gian ấn định việc khẳng định dứt khoát về việc tham gia thi đấu phải được tuyên bố công khai từ trước.
Ghi chú 2: Không tham dự thi đấu bao gồm cả việc không tham gia thi đấu một cách thành thật và thiện ý.

QUẦN ÁO THI ĐẤU, GIàY THI ĐẤU VÀ SỐ ĐEO
QUẦN ÁO THI ĐẤU

1 Trong tất cả các cuộc thi, các vận động viên phải mặc quần áo thi đấu sạch sẽ, theo các mẫu mã và cách mặc gọn gàng, không gây trở ngại cho hoạt động thi đấu. Quần áo không được may bằng các loại vải có thể nhìn thấu vào da thịt bên trong kể cả khi bị ướt. Các vận động viên không được mặc các loại quần áo làm cản trở tầm nhìn của các trọng tài giám định.
Tại tất cả các cuộc đấu theo Điều luật 12.1 (a) đến (e), các vận động viên khi tham gia thi đấu phải mặc quần áo đồng phục đã được cơ quan điều hành quốc gia của mình phê chuẩn.
Tại tất cả các cuộc đấu theo Điều luật 12.1 (e) đến (h), các vận động viên tham gia phải mặc quần áo đồng phục hoặc quần áo của câu lạc bộ mà đã được cơ quan điều hành quốc gia của mình phê chuẩn chính thức. Các nghi thức mừng thắng lợi, băng, cờ, khẩu hiệu trưng trong các cuộc thi đấu cũng phải theo đúng qui định này.
GlÀY THI ĐẤU
2. Các vận động viên được phép thi đấu bằng chân đất hoặc mang giày, dép ở một hoặc cả hai chân. Giày thi đấu theo qui định phải có tác dụng bảo vệ, và bám chắc chắn vào đất. Nhưng, giày thi đấu không được thiết kế để nhằm tạo cho vận động viên có thêm bất kỳ một sự trợ giúp nào, và không được lắp thêm lò xo hoặc các công cụ dưới bất kỳ dạng thức nào vào giày thi đấu. Giày thi đấu được phép sử dụng là giày có dây buộc hoặc quai trên mu bàn chân.
Tại tất cả các cuộc thi đấu theo Điều luật 12.1 (a) và (b)-kéo dài trên một ngày thì người lãnh đội phải thông báo cho Ban tổ chức về hình thức, mẫu mã chế tạo riêng của loại giày thi đấu mà các vận động viên của mình sẽ sử dụng. Không vận động viên nào được phép thay đổi mẫu mã giày của mình trong suốt thời gian thi đấu này. Các vận động viên bước vào các môn thi đấu phối hợp phải khai báo về loại giày sẽ mang trong mỗi môn thi riêng.
Số LƯỢNG ĐINH GIÀY
3. Đế ở phần trước giày và đế ở phần gót giày phải được thiết kế để tiện sử dụng với số đinh không quá 11 chiếc. Đinh giày có thể đóng ở phần đế trước hoặc ở phần đế sau giày với số lượng 11 chiếc; nhưng số đinh ở cả 2 vị trí này không được vượt quá 11 chiếc.
KÍCH THƯỚC CỦA ĐINH GIÀY
4. Khi cuộc thi được tổ chức trên một bề mặt phủ chất dẻo tổng hợp thì phần đinh trồi lên trên mặt đế giày phía trước và đế ở phần gót chân không được đài quá 9mm (độ dài của đinh không được quá 9mm), trừ trường hợp trong môn thi nhảy cao và môn thi phóng lao, độ dài của đinh không được vượt quá 12mm. Đinh phải có đường kính tối đa là 4mm. Đối với các bề mặt sân thi đấu không phủ chất dẻo tổng hợp thì chiều cao tối đa của đinh sẽ là 25mm và đường kính tối đa là 4mm.
ĐẾ GIÀY Ở PHẦN TRƯỚC VÀ Ở PHẦN GÓT CHÂN 
5. Đế giày ở phần trước/hoặc ở phần gót chân có thể khía thành rãnh, đúc thành các đường gờ nổi, lồi lõm hoặc lồi hẳn lên miễn là các đường nét này được chế tạo bằng cùng một chất liệu với đế giày.
Trong môn nhảy cao, đế giày ở phần trước sẽ có độ đày tối đa là 13mm, và độ đày tối đa ở phần gót là 19mm. Trong tất cả các môn khác thì đế giày ở phần trước và/hoặc ở phần gót chân có thể có độ dầy bất kỳ.
NHỮNG PHẦN LẮP THÊM VÀ ĐẮP THÊM VÀO ĐẾ GIÀY
6. Vận động viên không được phép lắp hoặc đắp thêm bất cứ một thứ gì. cả trong lẫn ngoài giầy mà những thứ đó có tác đụng làm tăng độ dày cho phép của đế giầy như đã nói ở trên, hoặc tạo cho người đi bất kỳ một lợi thế nào mà anh ta se không thể có được do mang loại giày đã mô tả ở các mục trước.
SỐ ĐEO CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN
7. Mỗi vận động viên phải được cấp 2 số đeo để đeo ở trước ngực và sau lưng khi thi đấu; trừ trường hợp ở môn thi nhảy sào và thi nhảy cao, các vận động viên được phép chỉ đeo 1 số ở trước ngực hoặc sau lưng. Số đeo phải phù hợp với số trong biên bản thi đấu. Nếu mặc quần áo tập trong khi thi thì cách thức đeo số trên quần áo phải giống nhau.
Trường hợp có sử dụng thiết bị chụp ảnh đích thì Ban tổ chức được phép yêu cầu vận động viên phải đeo thêm số phụ ở dạng băng dán, định chặt vào bên cạnh quần của vận động viên. Không vận động viên nào được phép tham gia thi đấu nếu không có số hoặc số đeo thích hợp.


Chạy bộ buổi sáng ở Hồ Gươm

Chạy bộ buổi sáng ở Hồ Gươm

Hồ Gương, một địa điểm lý tưởng, phố đi hộ tại Hà Nội với chu vi một vòng hồ là khoảng 1,7 km. Chạy bộ tại Hồ Gươm sẽ rất tiện lợi bởi nó nằm ngay trung tâm nên rất tiện cho việc đi lại. Cự ly 1,7 km phù hợp với nhiều khá nhiều đối tượng chạy bộ. Đối với những người mới tập nên chạy 1-2 vòng hồ, người chạy trung bình có thể chạy 4-5 vòng.

Địa chỉ: Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại:
Chạy bộ tại hồ Thành Công

Chạy bộ tại hồ Thành Công

Hồ Thành Công có chu vi một vòng hồ là khoảng 900m, so với Hồ Gươm đây là nơi thoáng mát và không quá đông đúc. Cự ly 900m có thể sẽ phù hợp với những người mới tập và buổi tối bạn cũng vẫn có thể tập Ok bởi có an ninh khá tốt và sáng đèn.

Địa chỉ: Phường Thành Công, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội
Số điện thoại:
Chạy bộ ở Công Viên Thạch Bàn

Chạy bộ ở Công Viên Thạch Bàn

Không khí trong lành lành lối đi bằng phẳng sạch sẽ rất thích hợp để đi bộ và chạy bộ cảnh quan cây côi vô cùng đẹp.

Địa chỉ: Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội
Số điện thoại:
Chạy bộ buổi sáng ở Hồ Tây

Chạy bộ buổi sáng ở Hồ Tây

Chu vi của hồ một vòng là 14,7 – 16 km, tuỳ đường chạy. Có ưu điểm là cảnh quan vô cùng hấp dẫn. Nhiều đoạn khá yên tĩnh và gió mát. Cự ly gần 15 km là khoảng cách khiến người chạy có cảm giác “chinh phục” thành công với một thử thách nào đó khi hoàn thành vòng hồ.

Địa chỉ: quận Tây Hồ, Hà Nội
Số điện thoại:
Chạy bộ buổi sáng quanh khu Vincom Village

Chạy bộ buổi sáng quanh khu Vincom Village

Cự ly chạy bộ một vòng quanh khu đô thị Vincom ở Long Biên khoảng 6-8 km. Nơi đây có ưu điểm khá vắng vẻ và rất mát và có rất nhiều người chọn nơi đây là nơi luyện tập thể thao cuối tuần. Tuy nhiên, nơi này lại khá xa trung tâm.

Địa chỉ: Long Biên, Hà Nội
Số điện thoại:
Chạy bộ ở hồ Linh Đàm

Chạy bộ ở hồ Linh Đàm

ồ Linh Đàm là địa chỉ chạy bộ lý tưởng cho những bạn sinh sống trong khu vực chung cư Linh Đàm và vùng lân cận.

Địa chỉ: Phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại:
Chạy bộ ở hồ Bảy Mẫu (trong công viên Thống Nhất)

Chạy bộ ở hồ Bảy Mẫu (trong công viên Thống Nhất)

Với chu vi công viên là khoảng 2,2 km thì đây là một địa điểm khá lý thú dành cho người chạy bộ.

Địa chỉ: Phường. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
Số điện thoại:
Chạy bộ ở công viên Yên Sở (Gamuda)

Chạy bộ ở công viên Yên Sở (Gamuda)

Công viên Yên Sở (Gamuda) tuy là một địa chỉ có ít người biết đến nhưng chạy bộ tại đây cực kỳ thú vị và yên tĩnh.

Địa chỉ: Đường Vành Đai 3, Hoàng Mai, Hanoi
Số điện thoại:
Chạy bộ ở Công viên Bách Thảo

Chạy bộ ở Công viên Bách Thảo

Thoáng mát, không quá đông đúc, có chỗ gửi xe thuận tiện

Địa chỉ: Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Số điện thoại:
Chạy bộ ở Công viên Hoà Bình

Chạy bộ ở Công viên Hoà Bình

Thoáng mát, không quá đông đúc, có chỗ gửi xe thuận tiện. Một vòng Công viên Hoà Bình có chiều dài là 1,4km.

Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Số điện thoại:
Chạy bộ ở Công viên Gia Định Gò Vấp

Chạy bộ ở Công viên Gia Định Gò Vấp

Địa điểm quen thuộc của những Runner chạy bộ lâu năm ở Sài Gòn. Với khuôn viên cách biệt hẳn so với đường phố bạn có thể enjoy buổi chạy của mình dưới tán lá cây ở công viên Gia Định.

Địa chỉ: Phường 3, quận Gò Vấp, , Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại:

Bóng đá

Tennis

Golf

Đua xe