Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Danh sách các môn thể thao

Đua ngựa

Đua ngựa là môn thể thao điều khiển ngựa đua trên các dạng địa hình khác nhau, có phối hợp các động tác kĩ thuật.

 


Đua ngựa thể thao ra đời trên thế giới cách đây gần 3 nghìn năm và được đưa vào chương trình thi đấu Olympic châu Âu, từ 1900 với nhiều nội dung thi đấu: thi cưỡi ngựa nhảy múa theo nhạc trong nhà thi đấu kích thước 20 × 50 m, thi cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật với chiều cao, chiều rộng khác nhau đặt trên trường đua; thi cưỡi ngựa trên các địa hình phức tạp khác nhau, quãng đường dài 15 - 20 km, vượt qua 25 - 40 chướng ngại vật cao 1,2 m. 

Ngoài ra còn có dạng thi cưỡi ngựa nhảy cao, nhảy xa, hoặc thi đồng đội đua ngựa chạy tiếp sức...tổ chức thi nhiều ngày với cự li trên 40 km. Người thắng cuộc được xác định bằng cách tính thời gian ngắn nhất, ít phạm lỗi (đánh đổ hoặc không vượt qua các chướng ngại) có tổng số điểm đạt cao nhất trong từng nội dung thi đấu. Môn đua ngựa quốc tế đấu thủ nữ cũng có các chỉ tiêu thi đấu như của nam giới. Ở nhiều nước còn tổ chức đua ngựa theo luật lệ riêng: đua ngựa kéo xe, thi cưỡi ngựa săn đuổi bắt thú, thi cưới ngựa bắn cung, bắn súng...

Đua ngựa là một môn thể thao cưỡi ngựa đã được tồn tại qua các thế kỷ; đua xe ngựa của thời kỳ La Mã là một dạng đua ngựa đầu tiên. Đua ngựa thường gắn liền với sự cá cược mạo hiểm. Tên phổ biến của đua ngựa là Thể thao Hoàng gia.
Các hình thức đua ngựa
Một trong những hình thức chính của đua ngựa phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới là đua ngựa thuần chủng, đua ngựa kéo khung xe (harness racing) cũng phổ biến ở miền Đông Hoa Kỳ, ở Canada (Gia Nã Đại). Đua ngựa 400m (quarter-horse) phổ biến ở miền Tây Hoa Kỳ. Quarter là 1/4, ám chỉ 1/4 dặm (mile = 1609m), tức khoảng 400m. Tóm lại quarter-horse là ngựa chỉ chuyên chạy độc nhất đường đua 1/4 dặm. Giống ngựa này nhỏ hơn ngựa đua thường, chỉ cao độ 1,50m-1,55m.
Việc chăn nuôi, đào tạo và các cuộc đua ngựa trong một số nước hiện nay là một hoạt động kinh tế quan trọng, thêm vào đó là ngành công nghiệp cá cuộc ủng hộ rất mạnh. Đặc biệt là những con ngựa thắng cuộc sẽ giành hàng triệu đô la và cũng tạo ra nhiều hơn do việc cung cấp các dịch vụ cho nó như dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đua ngựa ở Bắc Mỹ


  

Monmouth Racetrack in New Jersey in May 2005.


Đua ngựa ở Bắc Mỹ là một kỹ nghệ khổng lồ, trị giá hàng nhiều tỷ Mỹ Kim. Ngựa đua ở Bắc Mỹ bắt đầu cho chạy từ năm khi ngựa chỉ mới được 2 tuổi. Những giải lớn nhất Bắc Mỹ là Kentucky Derby, Preakness, và Belmont. Ba giải này chỉ dành riêng cho ngựa 3 tuổi, gọi chung là "The Triple Crown". Cho đến nay chỉ có được 11 con ngựa thắng được cả 3 giải này trong một năm. Đó là Sir Barton (1919), Gallant Fox (1930), Omaha (1935), War Admiral (1937), Whirlaway (1941), Count Fleet (1943), Assault (1946),Citation (1948), Secretariat (1973), Seattle Slew (1977), và Affirmed (1978).
Xuất sắc nhất lịch sử có lẽ là thần mã Secretariat, năm 1973 đã thắng được cả 3 giải Triple Crown với tốc độ kỷ lục mới cho đến nay vẫn chưa bị phá, chạy 1 1/4 dặm (mile) (khoảng trên 2000m) với tốc độ 1'59 2/5", Preakness (hơn 1900m) với 1'53 2/5" Ai cũng tin chắc là đây mới đúng thật là tốc độ chiến thắng của Secretariat thay vì 1'54 2/5". Cho đến nay vấn đề này vẫn không ngừng được tranh cãi. Đến năm 2012, nhờ kỹ thuật tân tiến, ban điều hành Pimlico cho duyệt lại độ ngựa Preaknes 1973 qua phim ảnh để xác định lại tốc độ, và đã đồng ý, chỉnh lại tốc độ chính xác của Secretariat là 1'53", là tân kỷ lục (?) của giải Preakness.
Nhưng xuất sắc hơn cả là giải Belmont (1 dặm rưỡi, khoảng trên 2400m) bỏ xa ngựa về nhì tới 31 mình ngựa với tốc độ kinh người là 2'24". Secretariat được bầu là "Thần Mã Của Năm" (Horse of the Year) cả năm 2 tuổi (1972) và năm 3 tuổi (1973). Sau đó, Secretariat giải nghệ để làm "ngựa giống". Trong 2 năm đua, Secretariat xuất trận tất cả 21 lần, về mức trước 17 lần (nhưng được coi là 16 thôi vì giải Champagne Stake cho dù Secretariat thắng, nhưng do lỗi của nài để va chạm với ngựa khác nên sau đó bị truất xuống hạng nhì); về nhì 2 lần; về ba 1 lần; về tư 1 lần (trận đầu tiên xuất quân).
Trong những trận thua của Secretariat, sự thật không phải do con thần mã kém tài, mà do rủi ro cả. Trận thứ nhất do nài điều khiển vụng về để Secretariat kẹt cứng, không có vị trí tốt cho nên đến lúc cần lên thì không có đường ra. Trận thua thứ nhì (Champagne Stakes), đáng lý là thắng, nhưng bị truất xuống hạng nhì. Trận thứ ba thua (Wood Memorial, về ba) Secretariat bị ốm, chưa phục sức, đáng lý không nên chạy. Trận thua thứ tư (Whitney Handicap, về nhì) và trận thua thứ năm (Woodward Stakes) đáng lý Secretariat cũng không nên ra sân, vì không phục sức 100%, ấy thế mà vẫn về được hạng nhì còn suýt thắng. Trước Secretariat hơn nửa thế kỷ có thần mã Man O' War (1920), theo ý nhiều người cũng xứng đáng mệnh danh là "đệ nhất thần mã" của lịch sử đua ngựa. Trong 21 lần xuất trận, Man O' War giựt giải 20 lần với đủ các số chì nặng nhẹ, còn 1 lần về nhì vì bị chậm cờ.
Man O' War thắng giải Preakness và Belmont quá dễ dàng, nhưng tiếc thay trước đó chủ không cho Man O' War tham dự giải Kentucky Derby, nếu không chắc chắn cũng có tên trong danh sách ngựa thắng cả 3 giải "Triple Crown" ở trên. Sự tranh cãi giữa Secretariat và Man O' War rằng con nào mới thật sự là "đệ nhất thần mã" của lịch sử cũng rất là sôi nổi. Để dung hòa cho việc tranh cãi này, nhiều nhà báo và giới sành điệu đề nghị nên bầu Man O' War là "đệ nhất thần mã" của tiền bán thế kỷ XX (1900-1950), và Secretariat là "đệ nhất thần mã" của hậu bán thế kỷ XX (1950-2000).
Ngoài giải Triple Crown, giải lớn nhất hiện nay tại Hoa Kỳ là giải Breeders' Cup, thường tổ chức vào cuối năm. Giải này chỉ mới bắt đầu khai mạc kể từ năm 1984. Bắt đầu từ năm 2008, giải Breeders' Cup sẽ bao gồm tất cả 14 độ kéo dài trong 2 ngày liên tiếp, cho mọi lứa tuổi "chiến mã", với tiền độ tổng cộng trên 20 triệu Mỹ Kim. Những năm sau này, nhất là từ 1978 đến nay chưa có chiến mã nào đoạt nổi Triple Crown, Breeders' Cup đã trở thành giải quan trọng để quyết định hơn thua cho các thần mã giành lấy danh dự "Thần Mã Trong Năm".
Đua ngựa ở Úc
Đua ngựa ở Úc là một môn thể thao thành công nhất với giải đua nổi tiếng thế giới Melbourne Cup. Ở Úc, ngựa đua nổi tiếng nhất là Phar Lap. Trong 51 lần xuất trận trong đời, Phar Lap đoạt giải nhất 37 lần. Từ năm 2003-2005 Makybe Diva trở thành người đầu tiên với duy nhất một con ngựa đã giành chiến thắng liên tiếp tại giải Melbourne Cup.
Đua ngựa ở Châu Âu



Happy Valley Racecourse at night


Đua ngựa ở Á Châu rất thịnh hành, đã có từ thời xưa, vua chúa vẫn thường mở những cuộc đua ngựa để giải trí. Ngày nay, tại các nước như Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Mã Lai, Tân-Gia-Ba (Singapore)..., đua ngựa vừa là một kỹ nghệ, vừa là một môn thể thao giải trí. Ngành đua ngựa ở Việt Nam dù vẫn còn kém đối với thế giới, tuy nhiên dân Việt Nam cũng rất mến mộ môn thể thao này. Trường đua Phú Thọ là nổi tiếng nhất ở Việt Nam nếu nói về vấn đề đua ngựa. Từ 1932 cho đến 1975, ngựa đua Việt Nam được chia làm 4 hạng: A, B, C, và D. Mỗi hạng gồm ngựa 3 tuổi, và 4 tuổi sấp lên. Duy chỉ có hạng A là sấp từ 3 tuổi trở lên.
Hạng D: ngựa cao từ 1,20m-1,23m: Gồm 2 loại D3 (ngựa hạng D, 3 tuổi) và D4 (ngựa hạng D từ 4 tuổi sấp lên)
Hạng C: ngựa cao từ 1,24m-1,27m: Gồm 2 loại C3 (ngựa hạng C, 3 tuổi) và C4 (ngựa hạng C từ 4 tuổi sấp lên)
Hạng B: ngựa cao từ 1,28m-1,32m: Gồm 2 loại B3 (ngựa hạng B, 3 tuổi) và B4 (ngựa hạng B từ 4 tuổi sấp lên)
Hạng A: ngựa cao từ 1,33m trở lên. Sấp từ 3 tuổi trở lên.
Tiêu chuẩn đo ngựa trước khi cấp giấy phép cho đua là ngựa phải tối thiểu 3 tuổi trở lên và phải có chiều cao không dưới 1,20m. Sau đó, mỗi năm ngựa phải được đo lại. Nếu tăng trưởng thì sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn trên để xếp hạng cho đua. Đến năm 7 tuổi thì ngựa không phải đo nữa, lúc đó cho dù ngựa D có cao như ngựa A cũng vẫn chỉ đua trong hạng D mà thôi.
Những con ngựa nổi tiếng trong lịch sử trường đua Phú Thọ hạng A là: Alcyons, Attila, Hoành Sơn (Hồng Nhung khi còn ở hạng C3), Phước Vân, Đạm Phi Tiên (Đạm Anh), Thái Dương (Đồng Áng khi còn ở hạng B), Hồng Khanh, Thoại Lan (Tana), Vương Khanh, Astro Boy.... Hạng B có những con Nam Sơn, Đại Anh Hùng (Hồng Phi Long), Huỳnh Long, Mã Thượng, Thanh Thanh Hoa... Hạng C có những con như: Nữ Thần, Vàng Hoa II, Anh Huê... Hạng D có những con như Tân Sơn, Hoàng Long, Ngọc Lợi, Long Sơn Hiệp, Ngự Bình...
Mỗi hạng thời đó có tranh 3 giải lớn là: Tiêu Chuẩn Tốc Độ (đua 1000m); Phó Hội (từ 1500m đến 2400m, tùy hạng) và Độ Hội (từ 1500m đến 3000m, tùy hạng). Thời đó ngựa thắng giải Độ Hội được xem là ngựa vô địch, bất luận thành tích trong mùa thế nào. Ngựa thắng giải Độ Hội A được xem là "vô địch trường đua". Ngựa nổi tiếng nhất lịch sử trường đua Phú Thọ có lẽ là Thoại Lan. Trong các năm 1970-1972, Thoại Lan gần như không có đối thủ, và hiếm có khi về nhì. Cho đến năm 1973 khi có đợt ngựa A mới như Thuận Hùng, Hoàng Lộc, Astro Boy..., Thoại Lan mới chịu "nhường ngôi".

 












 

 

Cơ sở vật chất
1. Kích thước đường đua
a) Đường đua thẳng có chiều dài ít nhất là 1.000m; chiều rộng ít nhất là 16m; có đoạn đường thẳng sau đích dài ít nhất là 200m để ngựa đua giảm dần tốc độ.
b) Đường đua khép kín có chiều dài ít nhất là 1.500m; chiều rộng ít nhất là 16m; phải có đoạn đường thẳng trước khi tiếp nối với đoạn đường vòng của đường đua dài ít nhất là 300m; bán kính của đoạn đường vòng dài ít nhất là 135m.
2. Mặt đường đua được phủ bằng cát hoặc trồng cỏ bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Đối với mặt đường đua được phủ bằng cát, lớp cát phủ có độ dày ít nhất là 0,2m; hạt cát có đường kính từ 0,1mm đến 3mm; không lẫn vật thủy tinh, sắc, nhọn hoặc các vật khác có thể gây thương tích cho ngựa đua;
b) Đối với mặt đường đua bằng cỏ, loại cỏ được trồng là cỏ bermuda (có tên gọi khác là cỏ chỉ) hoặc cỏ lá gừng,
3. Hàng rào bảo vệ hai bên đường đua có chiều cao ít nhất là 0,8m, khoảng cách từ hàng rào bảo vệ bên ngoài đường đua đến khu vực khán giả ít nhất là 10m.
4. Khu vực xuất phát
a) Khu vực xuất phát tại đường đua thẳng có chiều dài ít nhất là 60m; chiều rộng ít nhất là 30m.
b) Chuồng xuất phát được làm bằng vật liệu cứng; có chiều cao ít nhất là 3,8m; chiều rộng ít nhất là 0,82m; chiều dài ít nhất là 1,95m; có cửa xuất phát được điều khiển tự động và bảo đảm khi có lệnh xuất phát của trọng tài đều được mở cùng một lúc.
5. Khu vực đích đến
a) Hệ thống camera kỹ thuật số chụp ảnh đích đến có khả năng chụp ít nhất 2.000 vạch trong 01 giây và ghép lại thành ảnh để xác định chính xác thành tích ngựa đua khi về đích.
b) Bảng điện tử hiển thị các thông số kết quả cuộc đua được đặt ở vị trí bảo đảm trọng tài, giám sát và khán giả dễ quan sát; có chiều rộng ít nhất là 01m; chiều dài ít nhất là 3,5m.
c) Gương soi đích đến được đặt vuông góc với vạch đích đến và đối diện với camera chụp ảnh đích đến; có chiều rộng ít nhất là 0,35m; chiều dài ít nhất là 1,7m.
6. Khu vực cân nài ngựa có trang bị cân điện tử, có khu vực cách ly các nài ngựa sau khi cân xong với tất cả các đối tượng khác.
Trang thiết bị
1. Trang thiết bị cho nài ngựa bao gồm: Mũ bảo hiểm, áo giáp, giáp bảo vệ ống quyển, giày đua, túi đựng chì, roi da.
2. Trang thiết bị cho ngựa đua bao gồm: Hàm thiếc, mặt nạ, bộ đồ đầu, yên ngựa, số đeo.
3. Trang thiết bị cho các thành viên trọng tài, giám sát bao gồm: Ống nhòm và bộ đàm liên lạc dùng trong nội bộ, được phát trước cuộc đua.
4. Hệ thống camera tại khu vực chuẩn bị, khu vực cân nài ngựa, khu vực xuất phát, trên đường đua và khu vực đích đến phải đầy đủ, được liên kết chặt chẽ với nhau và đang hoạt động tốt bảo đảm tính chính xác, trung thực trong việc tổ chức cuộc đua và xác định kết quả cuộc đua.

Bóng đá

Tennis

Golf

Đua xe