Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Lịch sử thể thao

Lịch sử môn bóng đá phần 5

14 Tháng Năm 2014

Việc khai thác các lợi ích kinh tế của bóng đá bắt đầu diễn ra ngay từ thập niên 1880 ở Anh. Tiền vé vào sân của mỗi trận bóng đá đã giúp các đội bóng tự nuôi sống và xây dựng các sân đấu.

Trung bình một trận đấu tại mùa giải vô địch đầu tiên của bóng đá Anh (mùa 1888-1889) thu hút khoảng 4.639 khán giả,[64] cho đến cuối thế kỷ 19 con số này đã tăng lên khoảng 10.000 người và đến trước Thế chiến thứ nhất là 20.000 người.

Vé vào sân tiếp tục là nguồn thu chính cho các câu lạc bộ bóng đá cho đến thập niên 1990, sau đó dần được thay thế bằng tiền bản quyền truyền hình. Cùng với truyền hình, các hình thức quảng cáo gắn với đội bóng và trận đấu cũng được tận dụng triệt để. Việc quảng cáo trên ngực áo cầu thủ bắt đầu xuất hiện ở Pháp từ năm 1969 với các câu lạc bộ đi tiên phong là Nîmes Olympique và Olympique de Marseille. Từ năm 1982, UEFA bắt đầu cho phép cầu thủ mặc áo có quảng cáo trong các giải đấu cấp câu lạc bộ trừ trận chung kết (giới hạn trận chung kết chỉ được dỡ bỏ từ năm 1995). Tuy nhiên việc quảng cáo trên ngực áo đội tuyển cấp quốc gia cho đến nay vẫn chưa được FIFA chấp nhận.

Theo thống kê của mùa bóng 2006-2007 thì câu lạc bộ có doanh thu lớn nhất thế giới là Real Madrid của Tây Ban Nha với 351 triệu euro, sau đó là Manchester United của Anh (315,2 triệu), FC Barcelona của Tây Ban Nha (290,1 triệu), Chelsea FC và Arsenal FC cùng của Anh (283 và 263,9 triệu). Doanh thu tăng nhưng các câu lạc bộ cũng phải đối mặt với số tiền phải chi trả cho lương cầu thủ, đặc biệt là các ngôi sao của đội. Theo thống kê của mùa bóng 2007-2008, 20 câu lạc bộ của Giải vô địch bóng đá Ý đã phải chi tổng cộng 768,4 triệu euro tiền lương cầu thủ, tăng thêm 101,9 triệu euro chỉ sau một mùa.

Bên cạnh các mối lợi kinh tế trực tiếp, bóng đá cũng đem lại nguồn thu cho các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là du lịch. Ví dụ thành phố Auxerre của Pháp vốn rất nhỏ với chỉ hơn 40.000 dân nhưng nhờ có đội bóng AJ Auxerre có thành tích khá tốt tại giải vô địch Pháp nên kéo theo đó du lịch của thành phố này cũng phát triển. Một ví dụ khác là việc tổ chức World Cup 2006 chỉ trong vòng 1 tháng đã giúp lượng khách du lịch đến Đức trong cả năm 2006 tăng thêm 9%.

Bóng đá và chính trị

Không chỉ là một môn thể thao thông thường, bóng đá đôi khi còn có ảnh hưởng chính trị ở khu vực hoặc thậm chí là quốc tế. Một số câu lạc bộ bóng đá thành công thường được coi là biểu tượng cho địa phương hoặc chủ nghĩa dân tộc nơi đội bóng đóng quân, FC Barcelona được người Catalan coi là biểu tượng cho tinh thần tự trị của họ, hoặc như Athletic Bilbao là niềm tự hào của người dân xứ Basque với lý do tương tự. Ngược lại đôi khi bóng đá cũng được coi là liều thuốc đoàn kết tinh thần của một quốc gia, có thể kể tới chiến thắng của đội tuyển Pháp tại World Cup 1998 hay của Iraq tại Cúp bóng đá châu Á 2007, theo lời chủ tịch Liên đoàn bóng đá Iraq Hussein Saeed thì "người Iraq chỉ sống vì bóng đá, và đó là bí mật để họ có thể đối mặt với mọi khó khăn".

Ở mức độ quốc tế, lịch sử đã ghi nhận Chiến tranh bóng đá vào năm 1969 là cuộc xung đột đầu tiên bắt nguồn từ một trận đấu bóng. Đó là chiến thắng 3-2 tại vòng loại World Cup 1970 của El Salvador trước Honduras. Những xung đột trong và sau trận đấu đã dẫn đến việc El Salvador đem quân tấn công Honduras, cuộc chiến đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và càng làm trầm trọng sự mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng này. Bóng đá cũng trở thành phương tiện tuyên truyền cho Mặt trận giải phóng Algérie trong thời gian Chiến tranh Algérie. Đôi khi bóng đá lại trở thành phương tiện để thúc đẩy hoặc hàn gắn quan hệ ngoại giao giữa các nước có mâu thuẫn, có thể kể tới trận đấu lịch sử giữa Mỹ và Iran tại vòng đấu loại bảng F World Cup 1998 hay World Cup 2002, giải đấu được Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia vốn có nhiều mâu thuẫn lịch sử, tổ chức chung khá thành công

Bóng đá trong văn hóa đại chúng

Văn hóa bóng đá

Bóng đá được nhiều nghệ sĩ coi là thứ "ngôn ngữ toàn cầu" với những đặc điểm thi đấu, luật lệ và truyền thống riêng của nó. Nhà văn Albert Camus, người từng một thời là thủ môn bóng đá, đã phát biểu rằng:
Tất cả những gì tôi hiểu rõ nhất về đạo đức và nghĩa vụ của con người đều có được nhờ môn bóng đá


Lịch sử môn bóng đá phần 5


 

Albert Camus, nhà văn, triết gia nổi tiếng, một thời từng là thủ môn bóng đá


Tác phẩm văn học về bóng đá có thể kể tới Vua bóng đá của Aziz Nesin hay Fever Pitch (1992) của Nick Hornby. Âm nhạc, nhất là các bài hát tập thể, là một yếu tố không thể thiếu của các trận bóng. Các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia thường có những bài đồng ca để cổ vũ tinh thần cầu thủ và huấn luyện viên. Đây có thể là những bài hát được sáng tác riêng cho câu lạc bộ như Leeds United (của Leeds Utd) hay Good old Arsenal (của Arsenal). Cũng có những bài hát không được viết riêng cho bóng đá nhưng lại trở thành ca khúc yêu thích của các cổ động viên, tiêu biểu là You'll Never Walk Alone, bài hát không chính thức của cổ động viên Liverpool FC. Ngược lại, một số nghệ sĩ cũng lấy cảm hứng từ các trận bóng để sáng tác các bài hát, có thể kể tới We Will Rock You và We Are the Champions của nhóm Queen.

Trong thế giới điện ảnh, bộ phim đầu tiên về bóng đá, Harry The Footballer, được đạo diễn người Anh Lewin Fitzhamon thực hiện từ năm 1911. Các tác phẩm điện ảnh về đề tài bóng đá có nội dung rất đa dạng, từ sự hâm mộ cuồng nhiệt của cổ động viên trong À mort l'arbitre (1984, đạo diễn Jean-Pierre Mocky) đến cái nhìn trào phúng về bóng đá trong Coup de tête (1979, Jean-Jacques Annaud) hay những trận đấu mang dấu ấn lịch sử trong Escape to Victory (1981, đạo diễn John Huston) hoặc Das Wunder von Bern (2003, đạo diễn Sönke Wortmann). Bóng đá đôi khi còn được "mượn" để nói tới các đề tài văn hóa khác, có thể kể tới vở kịch truyền hình Trận bóng của những triết gia do nhóm Monty Python thực hiện năm 1972.

Bóng đá cũng được chuyển thể thành các trò chơi, từ các trò chơi cổ điển như bóng đá bàn hay Subbuteo đến các trò điện tử hiện đại như loạt FIFA Football của hãng Electronic Arts hay loạt Pro Evolution Soccer của hãng Konami (trò chơi điện tử bán chạy nhất tại Pháp năm 2006

Cổ động viên

Bóng đá, môn thể thao được hâm mộ nhất thế giới, đã tạo riêng cho nó một nền văn hóa cổ động riêng biệt. Cổ động viên là những người đóng góp tài chính nhiều nhất cho câu lạc bộ hoặc đội tuyển họ yêu thích thông qua nhiều hình thức như mua vé vào sân, mua đồ lưu niệm của đội bóng hoặc tham gia các hội người hâm mộ do đội bóng tổ chức. Bên cạnh đó, các cổ động viên cũng là động lực (và cả sức ép) cho đội bóng trong và ngoài sân đấu, vì vậy đôi khi cổ động viên bóng đá được coi như "cầu thủ thứ 12" của đội bóng.

Các hội cổ động viên bóng đá bắt đầu được hình thành từ cuối thế kỷ 19 tại Anh. Ban đầu các hội này thường phụ thuộc trực tiếp vào các đội bóng nhưng kể từ thập niên 1940 họ bắt đầu tách riêng đứng độc lập. Các hội cổ động viên thường đứng ra tổ chức các hình thức cổ động trên sân, đặc biệt là trong các trận đấu "derby" giữa các đội bóng kình địch. Những trận "derby" giữa các đội bóng kình địch nổi tiếng thường trở thành màn trình diễn không chỉ của các siêu sao hai đội mà còn là của các hội cổ động viên, có thể kể tới các trận "derby" nổi tiếng thế giới như Derby della Madonnina giữa A.C. Milan và Inter Milan của Ý, El Clásico giữa Real Madrid và FC Barcelona của Tây Ban Nha hay El Superclásico giữa CA Boca Juniors và CA River Plate của Argentina.

Thông thường các cổ động viên bóng đá thường cổ vũ trận đấu một cách hòa bình, tuy nhiên đôi khi bạo lực cũng bùng phát, đặc biệt là trong các trận đấu giữa những đội bóng kình địch. Bạo lực thậm chí đã biến một số trận đấu trở thành thảm kịch, ví dụ điển hình là thảm họa Heysel diễn ra trên sân vận động Heysel tại Bỉ năm 1985 đã khiến 39 cổ động viên thiệt mạng, hơn 600 người khác bị thương. Trong một số trường hợp khác, cổ động viên bóng đá quá khích lại tràn xuống sân làm gián đoạn các trận thi đấu, đây là trường hợp của trận giao hữu giữa đội tuyển Algérie và đội tuyển Pháp diễn ra năm 2001 tại Stade de France, các cổ động viên tràn vào sân đã làm trận đấu phải kết thúc sớm 15 phút.

Print

Số lượt xem (5260)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.