Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Chế độ dinh dưỡng

Những điều cần biết về bệnh béo phì ở trẻ em

20 Tháng Hai 2017

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng thừa cân, béo phì đang là đại dịch toàn cầu với mức độ tăng đáng kể ở cả người lớn và trẻ em. 

Tại Việt Nam, song song với tỉ lệ suy dinh dưỡng còn cao thì tỉ lệ béo phì cũng tăng nhanh chóng mặt, đặc biệt ở trẻ em. Đây là một điều rất đáng lo ngại, bởi trẻ em bị bệnh béo phì sẽ kéo theo các bệnh lí nguy hiểm giống như người lớn nhưng nặng hơn vì thời gian bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Chính vì vậy, phòng và điều trị bệnh béo phì ở trẻ là rất cần thiết và cấp bách.

Cách nhận biết trẻ bị thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì được định nghĩa là tình trạng mỡ dư thừa phân bố bất thường trên cơ thể. Để đánh giá béo phì sớm nên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi, chỉ số cân nặng theo chiều cao (CN/CC).

béo phì ở trẻ em
Tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng chóng mặt

- Biểu đồ tăng trưởng: cân và đo chiều cao đều đặn hàng tháng khi trẻ dưới 12 tháng tuổi., và sau đó mỗi 2 tháng khi trẻ 12 tới 24 tháng tuổi. Những trẻ cân nặng vượt quá đường cao nhất của biểu đồ và tăng cân nhanh thì nguy cơ béo phì cao.

- Cân nặng theo chiều cao hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thực hiện và có chỉ định chính xác.

Vởi trẻ trên 2 tuổi nên áp dụng chỉ số cân nặng theo chiều cao hoặc chỉ số khối cơ thể để đánh giá thừa cân, béo phì. Theo đó trẻ bị thừa cân, béo phì khi BMI theo tuổi lớn hơn 85% hoặc CN/CC lớn hơn +2SD.

Nguyên nhân dẫn đến thừa cân – béo phì

Loại trừ nguyên nhân bệnh tật thường chiếm 10% thì nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì là năng lượng nạp vào cơ thể nhiều hơn năng lượng tiêu hao. 

trẻ em thừa cân béo phì do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Sinh hoạt thiếu khoa học gây nên tình trạng béo phì ở trẻ em

Điển hình như chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều chất ngọt, chất béo, thức ăn nhanh  so với nhu cầu cơ thể hoặc do hoạt động thể lực ít ( không gian chật hẹp không có địa điểm vui chơi, do điều kiện sống hiện đại phát triển theo hướng công nghệ làm trẻ lười vận động thay vào đó xem tivi, máy tính, điện thoại di động…).

Tác hại của thừa cân, béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em cũng nguy cơ giống các bệnh của người lớn nhưng mức độ nghiêm trọng hơn bởi thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến nội tiết, tâm lí xã hội, cụ thể là:

- Nguy cơ bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và kháng insulin là điều thường thấy ở trẻ em béo phì. Những vấn đề này sẽ kéo dài đến thời kì thanh niên gây nên những nguy cơ bệnh tim mạch.

- Biến chứng gan: Nhiễm mỡ gan, tăng men gan, những bệnh liên quan đến sỏi mật là những biến chứng được ghi nhận ở trẻ em béo phì. 

- Biến chứng về giải phẫu, xương khớp: Trẻ nhỏ bị béo phì rất dễ gặp những biến chứng về mặt giải phẫu, nghiêm trọng như dễ bị bong gân mắt cá chân, bệnh Blout (dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh).

- Các biến chứng khác: bệnh giả u não (tăng áp suất trong sọ não) và nghẽn thở khi ngủ là những biến chứng nguy hiểm cần được đi khám ngay.

- Ảnh hưởng tâm lí xã hội: Tình trạng béo phì trẻ nhỏ thường kéo dài đến hết thời gian thiếu niên, làm cho tâm lí kém, ảnh hưởng đến quá trình học tập, giảm thành công trong cuộc sống. 

Điều trị béo phì ở trẻ em

Để điều trị béo phì, nguyên tắc chung là tăng năng lượng tiêu hao và giảm năng lượng nạp vào. Tuy nhiên, ở trẻ em với độ tuổi đang phát triển thì việc điều trị cần chuyên nghiệp để không thiếu hụt chất dinh dưỡng nào làm ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ. 

tích cực vận động ở trẻ em
Khuyến khích trẻ tăng cường vận động

Điều đầu tiên quan trọng nhất là phải thay đổi hành vi ăn uống. Nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, chế độ ăn hợp lí đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo tuổi. Hạn chế cho trẻ uống đồ uống có ga, ăn các loại bánh kẹo sữa đặc, kem và không cho trẻ ăn nhiều vào trước bữa tối đi ngủ.

Song song đó, cần tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ. Tạo những niềm vui, hứng thú đối với các hoạt động thể thao, khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao như bơi lội, đạp xe đạp thể dục, cầu lông….Hạn chế ngồi xem tivi, chơi điện tử, không nên ép trẻ học quá nhiều mà cân phải tạo điều kiện trẻ được chạy nhảy, vui đùa với không gian bên ngoài sau những giờ học căng thẳng. 

Giảm cân không phải là việc dễ dàng, ngay cả với người lớn. Vì thế, cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị bệnh để giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Chúc các bé luôn phát triển tốt thể chất và trí tuệ mỗi ngày!


Theo thethaothientruong.vn


Print

Số lượt xem (1504)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.