Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Kiến thức thể thao

Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống doping

18 Tháng Mười Một 2021

Sử dụng doping để gia tăng thành tích thể thao một cách gian lận, bất chấp hậu quả về sức khỏe và tính mạng của vận động viên, luôn là một vấn nạn nhức nhối và dành được sự quan tâm của nhiều người. Từ những vụ nổi cộm trước đây như Lance Amstrong (xe đạp), Marion Jones (điền kinh), Maradona (bóng đá)… và gần đây nhất là tình trạng sử dụng doping của các vận động viên Nga đã gióng một hồi chuông báo động về vấn nạn này.
Trên thực tế, việc phòng, chống doping của thể thao Việt Nam thực sự gặp khó khăn. Khó, không phải vì huấn luyện viên, vận động viên (VĐV) không có đủ thông tin về vấn đề này, bởi vào cuối mỗi năm, ngành Thể thao Việt Nam đều nhận được thông báo về danh mục chất cấm, phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu từ Cơ quan Phòng, chống doping thế giới. Từ đây, danh mục này được thông báo cho các câu lạc bộ, bộ môn. Ngoài ra, các huấn luyện viên, VĐV có thể tham khảo thông tin trên trang web của Cơ quan Phòng, chống doping thế giới. Bởi vậy, vấn đề nằm ở nhận thức, tính tự giác của huấn luyện viên, VĐV. Để tác động đến ý thức phòng, chống doping của VĐV, cần có giải pháp mạnh thay vì chỉ cung cấp thông tin. Trong đó, cần nhất là thực hiện xét nghiệm doping tại các giải đấu. Thế nhưng, đây là bài toán khó của thể thao Việt Nam.
Vậy trước hết càn hiểu Doping là gì, bắt nguồn từ đâu và chúng ta cần phải có cái nhìn đúng về nó để có các giải pháp phòng chống cho đúng.
Doping bắt nguồn từ “dop” trong tiếng Hà Lan, được dùng để chỉ một loại đồ uống có cồn làm từ nho hay được các chiến binh Zulu sử dụng trước mỗi trận đấu (với mục đích để tăng cường sức mạnh). Cụm từ “doping” được chính thức sử dụng vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 20, dành cho môn Đua ngựa.
Tương tự với cách thức như các VĐV từ thời Hy Lạp cổ đại dùng thực phẩm và một vài chất kích thích khác để tăng cường sức khỏe, thời gian đầu thế kỷ 19, cây mã tiền (chiết xuất ra chất strychnine có tác dụng trong việc kích thích thần kinh), caffeine, cocaine và các chất có cồn đã được các VĐV Xe đạp (cũng như một vài môn thể thao yêu cầu có sức bền) sử dụng. Thomas Hicks - người giành chiến thắng tại nội dung marathon TVH Olympic Saint Louis 1904, đã sử dụng rất nhiều trứng gà sống, strychnine, và rượu brandy trong suốt hành trình thi đấu.
Năm 1928, Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF) là tổ chức thể thao quốc tế đầu tiên cấm sử dụng doping trong thi đấu. Theo sau IAAF, một loạt các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao khác cũng có quyết định cấm sử dụng doping, nhưng tại thời điểm này chưa có các bài kiểm tra doping được thực hiện. Sau cái chết của VĐV Xe đạp người Đan Mạch Knud Enemark Jensen tại TVH Olympic Rome 1960, các nhà lãnh đạo và quản lý thể thao mới trăn trở về việc nên xây dựng quy trình kiểm tra doping dành cho các VĐV.
Vào năm 1968, sau khi Hội đồng Olympic Quốc tế (IOC) chính thức công bố Danh mục chất và phương pháp cấm trong thi đấu, tại TVH Olympic Mexico, các bài kiểm tra doping đã được đưa vào thực hiện.
Từ đó đến nay, Danh mục chất và phương pháp kiểm tra, xác định các chất Doping cấm sử dụng đã có nhiều thay đổi, với sự xuất hiện của các chất kích thích mới, các chất đồng hóa, phương pháp doping máu… Điều này cũng khiến các nhà quản lý phải nghiêm túc suy nghĩ, cũng như đưa ra những cách thức phối hợp, hoặc biện pháp để nâng cao ý thức trong việc phòng và chống doping của những bên có liên quan như các tổ chức, chính phủ, Liên đoàn, Hiệp hội, VĐV…
Doping được hiểu là việc vi phạm một trong các khoản được liệt kê dưới đây: Có sự xuất hiện của chất bị cấm sử dụng hoặc các sản phẩm chuyển hóa trong thành phần mẫu thử lấy từ VĐV; Sử dụng các chất và phương pháp bị cấm sử dụng trong luyện tập và thi đấu thể thao;Từ chối không tham gia kiểm tra xét nghiệm doping;Bị bỏ lỡ bài kiểm tra xét nghiệm doping;Làm giả hoặc có hiện tượng làm giả các mẫu thử của bất kỳ một bước kiểm tra nào trong quá trình xét nghiệm;Là chủ nhân sở hữu chất thử có kết quả dương tính với doping;Mua bán hoặc nghi ngờ có hành vi mua bán các chất và phương pháp bị cấm trong luyện tập và thi đấu thể thao;Kích động, tiếp tay, bao che hoặc nghi ngờ có các hành động trên để tạo điều kiện cho việc sử dụng các chất/ phương thức bị cấm một cách thuận tiện.
WADA là tên viết tắt của Tổ chức chống Doping Thế giới, một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1999, với mục tiêu chính là tuyên truyền, phối hợp và giám sát các chương trình hoạt động trong việc không sử dụng doping (chất kích thích, chất bị cấm sử dụng) dưới mọi hình thức trong thi đấu thể thao.
Bộ luật chống Doping Thế giới là tập tài liệu cung cấp thông tin có liên quan đến việc chống Doping ở các quốc gia trên thế giới, cũng như tại các Liên đoàn, Hiệp hội. Bộ luật này đưa ra hệ thống chương trình hoạt động, quy trình làm việc dành cho các tổ chức nhà nước, tổ chức cộng đồng trong lĩnh vực thể thao, với mục tiêu giúp các VĐV (ở nhiều môn thể thao khác nhau) được hưởng những quyền lợi theo chính sách chung khi làm các bài kiểm tra doping.
Bộ luật chống Doping Thế giới được xây dựng và phát triển dựa trên những đóng góp và nghiên cứu kỹ lưỡng của các chuyên gia đến từ các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, các tổ chức chống Doping trên thế giới, hệ thống các phòng thí nghiệm đạt chuẩn, chính phủ nhiều quốc gia, các VĐV và nhiều bên liên quan. Bộ luật được đưa ra bàn thảo và có sự đồng nhất thực hiện tại Hội nghị Chống Doping Thế giới lần thứ 2, tổ chức vào năm 2003, và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004. TVH Olympic Athens 2004 tổ chức tại Hy Lạp là sự kiện thể thao quốc tế đầu tiên Bộ luật được đưa ra triển khai.
Bộ luật Chống Doping Thế giới gồm các phần sau: Danh mục chất và phương pháp bị cấm trong luyện tập và thi đấu thể thao; Quy trình kiểm tra Doping; Các trường hợp sử dụng trong chữa bệnh; Phòng thí nghiệm; Thông tin VĐV và cá nhân.
Chương trình Chống Doping tại các TVH
Tại TVH Olympic Mùa đông Vancouver 2010, đã có 2000 mẫu thử bất kỳ được mang ra xét nghiệm. BTC của TVH Olympic Mùa đông Vancouver 2010 (VANOC) với trách nhiệm xây dựng chuỗi phòng thí nghiệm phục vụ TVH, đã chuẩn bị hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn WADA cũng như đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm làm việc trực tiếp dưới sự điều hành và giám sát của IOC.
Các trường hợp VĐV bị yêu cầu xét nghiệm doping gồm: các VĐV có thành tích đứng trong tốp 5 VĐV xuất sắc của môn thi đấu, hoặc các VĐV bị bốc thăm bất kỳ, hoặc các VĐV có tên trong danh sách phải kiểm tra. Điều này có nghĩa là các VĐV cần phải có mặt tại Trung tâm kiểm tra Doping của TVH tại đúng thời gian để thực hiện bài kiểm tra doping, dưới sự giám sát của các chuyên gia và chuyên viên về doping.
Nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng chống doping
WADA (Tổ chức chống Doping thế giới): Trong vai trò đẩy mạnh phong trào, điều phối và giám sát cuộc chiến quốc tế chống lại Doping, WADA tham gia nhiều hoạt động chủ chốt bao gồm các nghiên cứu khoa học và khoa học xã hội, giáo dục, và giám sát việc thi hành luật.
Ủy ban Olympic quốc tế, Ủy ban Thể thao người khuyết tật quốc tế và các Liên đoàn quốc tế: Uỷ ban Olympic quốc tế (viết tắt là IOC) và Uỷ ban Thể thao người khuyết tật quốc tế (viết tắt là IPC) có trách nhiệm trong quá trình kiểm tra và lưu giữ kết quả bao gồm việc phê chuẩn cho các VĐV cam kết tuân thủ Bộ luật chống Doping tại TVH Olympic và TVH Paralympic. Hoạt động quy định của các Liên đoàn quốc tế (viết tắt là IFs) trong bộ luật bao gồm chỉ đạo kiểm tra Doping trong các cuộc thi cũng như các chương trình kiểm tra ngoài thi đấu; tiến hành các chương trình giáo dục và phê chuẩn cho các VĐV cam kết thực hiện luật chống Doping.
Chính phủ các quốc gia: Chính phủ các quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch chống lại Doping: Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý Doping và hỗ trợ cho các chương trình thử Doping cấp quốc gia;Khuyến khích tổ chức chương trình “Luyện tập tích cực” trong việc dán nhãn mác, marketing và phân phối các sản phẩm có chứa các chất bị cấm; Ngăn cản nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc hỗ trợ hoạt động sử dụng Doping; Chống lại các hoạt động sản xuất và buôn bán trái phép Doping; Khuyến khích thiết lập các bộ luật cho thể thao chuyên nghiệp và chống Doping; Tài trợ cho các nghiên cứu và các chương trình giáo dục chống Doping.
Hội đồng Olympic quốc gia, Hội đồng Thể thao người khuyết tật quốc gia, các Liên đoàn Thể thao quốc gia: Uỷ ban Olympic quốc tế, Ủy ban Thể thao người khuyết tật quốc tế và các Liên đoàn Quốc tế quy định các Hội đồng Olympic quốc gia (NOCs), Hội đồng Thể thao người khuyết tật quốc gia (NPCs) và các Liên đoàn cấp quốc gia (NFs) phải thi hành nghiêm chỉnh các điều luật phòng chống Doping.
Tổ chức chống Doping quốc gia (NADOs), Tổ chức chống Doping khu vực (RADOs): Tổ chức chống Doping quốc gia (NADOs) có trách nhiệm trong việc kiểm tra các VĐV quốc gia trong và ngoài giải đấu cũng như các VĐV đến từ các quốc gia khác tham gia thi đấu hoặc đào tạo trong lãnh thổ của mình; phân xử vi phạm luật chống Doping và tổ chức các hoạt động giáo dục chống Doping. WADA đang làm việc với các bên liên quan để tạo điều kiện cho các tổ chức chống Doping khu vực (RADOs) đẩy mạnh hiệu suất phong trào chống Doping trong khu vực đó.
Các tổ chức chống Doping khu vực (RADOs) và mục tiêu chính các hoạt động trong chương trình phát triển của WADA gồm: Hỗ trợ cho các quốc gia và các tổ chức phát triển chương trình chống Doping; Huy động đóng góp các nguồn lực cho phong trào chống Doping; Phát triển chương trình thử Doping trên khắp thế giới và đẩy mạnh phong trào phát triển lâu dài và giáo dục chống Doping; Đảm bảo tất cả các quốc gia và VĐV trên toàn thế giới trong tất cả các môn thể thao cam kết tham gia chống Doping.
Khái quát chương trình: Hiện tại có 15 tổ chức chống Doping khu vực được thành lập mang 122 đất nước tiến đến gần nhau hơn; Mỗi quốc gia thành viên sẽ có đại diện trong hội đồng RADO là một cá nhân được chỉ định bởi chính phủ và Ủy ban Olympic quốc gia của họ; Các đối tác chủ trốt bao gồm các tổ chức chống Doping quốc gia, các Liên đoàn quốc tế, các Hiệp hội châu lục của các Ủy ban Olympic quốc gia và các tổ chức liên chính phủ sẽ trợ giúp RADOs phát triển các chương trình bền vững về chống Doping; Các tổ chức chống Doping khu vực sẽ có các chuyên gia địa phương được đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực sau: Quản lý kết quả, các hình thức kháng cáo, miễn sử dụng điều trị, giáo dục chống Doping, kiểm soát viên Doping (Doping controll officers - DCOs).
Các phòng thí nghiệm: Cần có các phòng thí nghiệm đủ điều kiện để phân tích các mẫu thử Doping của bộ luất chống Doping dựa theo các tiêu chuẩn dành cho phòng thí nghiệm quốc tế và các tài liệu kỹ thuật liên quan.
Tòa án thể thao (CAS): Toà án thể thao (CAS) là một tổ chức độc lập tạo điều kiện cho hoạt động hoà giải các tranh cãi trong thể thao thông qua sự phân sử và dàn xếp. WADA có quyền yêu cầu giúp đỡ của toà án thể thao trong các trường hợp liên quan đến Doping trong phạm vi quyền hạn của tổ chức đang thi hành bộ luật chống Doping.
Vai trò và trách nhiệm của các VĐV và các đối tượng khác: Hiểu biết và tuân thủ các chính sách và các điều lệ trong bộ luật chống Doping; Sẵn sàng tham gia mẫu thử Doping; Chịu trách nhiệm cho những gì họ ăn và sử dụng nếu có chất Doping;Thông báo cho các nhân viên y tế của VĐV không sử dụng các chất và các phương pháp bị cấm và chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các phương pháp trị liệu không vi phạm chính sách và điều lệ của Bộ luật chống Doping.
Vai trò và trách nhiệm của nhân viên hỗ trợ VĐV: Hiểu biết và tuân thủ các chính sách và điều lệ bộ luật chống Doping;Hợp tác với chương trình thử Doping cho các VĐV;Tham gia nuôi dưỡng tinh thần chống Doping cho VĐV.
Việc sử dụng doping trong thi đấu thể thao sẽ gây ra những tác hại về mặt sức khỏe và tính mạng vận động viên. Ngoài ra, còn gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt đạo đức của vận động viên và danh dự quốc gia khi phải chịu án phạt cấm thi đấu của Ủy ban Olympic quốc tế. Do đó, hiểu rõ về tác hại và những hậu quả của Doping là việc làm đầu tiên và cần thiết cho mỗi VĐV.
Ngô Giang
Print

Số lượt xem (647)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.