Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Kiến thức thể thao

Các bài tập điều trị phục hồi sau phẫu thuật có vai trò đặc biệt quan trọng

23 Tháng Chín 2021

Không chỉ với những người chơi thể thao nghiệp dư mà ngay cả với những cầu thủ chuyên nghiệp, chấn thương dây chằng, gãy xương… là cơn ác mộng, không chỉ bởi đau đớn, mà thời gian hồi phục kéo dài lên tới 6 – 9 tháng với nguy cơ sa sút phong độ do khó trở lại hoàn toàn vận động như trước.
Chính vì vậy, điều trị phục hồi sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối cho vận động viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Hệ thống các bài tập có ý nghĩa quyết định đến thành công của quy trình điều trị phục hồi. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhiều bài tập, nhóm bài tập đã được lựa chọn để phục vụ cho quá trình hồi phục của VĐV.
Chuẩn bị trước phẫu thuật; ngay sau phẫu thuật, các bài tập nội trú, ngoại trú và các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và đặc thù với môn thể thao. Ngoài ra, việc kết hợp với sóng ngắn, siêu âm và từ trường trị liệu sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối cho VĐV.
Sự suy giảm chức năng vận động luôn gắn liền với quá trình chấn thương và
thời gian điều trị của VĐV. Suy giảm chức năng vận động bao gồm các tình trạng suy giảm tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, độ linh hoạt của khớp, kéo dài thời gian phản xạ, giảm trương lực và độ đàn hồi của cơ, sưng nề mô cơ và khớp. Trước đây người ta quan niệm rằng, chữa trị và phục hồi là hai giai đoạn khác nhau trong xử lý chấn thương thể thao. Ngày nay quan niệm này đã được thay đổi.
Chữa trị và phục hồi phải được thực hiện đồng thời. Thực hiện các biện pháp hồi phục sớm sẽ tránh được các biến chứng gây cản trở quá trình hồi phục, sớm đưa VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Việc nghiên cứu cơ sở y sinh học (cơ sở sinh bệnh học) và cơ sở thực tiễn để lựa chọn các bài tập hồi phục chức năng một cách khoa học, hợp và hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để VĐV có thể quay trở lại tập luyện tích cực và đạt thành tích thể thao cao.
Về cơ chế sinh bệnh học của chấn thương có ba giai đoạn phản ứng của mô bị chấn thương (dây chằng, gân cơ, mô xương và sụn) như sau: Giai đoạn viêm cấp (ngay sau chấn thương và trong khoảng 72 giờ sau) Giai đoạn bắt đầu liên kết sơ hóa (từ giờ thứ 72 sau chấn thương và kéo dài từ 6 tuần trở lên). Xơ hóa thật sự (từ sau 6 tuần tới nhiều tháng sau). Chỉ khi nào nắm vững đầy đủ được cơ chế này, chúng ta mới có thể sử dụng các biện pháp điều trị và hồi phục hiệu quả cho các chấn thương thể thao nói chung và chấn thương khớp rối nói riêng.
Quá trình hồi phục của vận động viên sau chấn thương được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phục hồi y học, chủ yếu diễn ra trong bệnh viện; giai đoạn phục hồi vận động, chủ yếu diễn ra tại khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại trú và giai đoạn phục hồi thể thao, diễn ra trong điều kiện tự nhiên, nhà tập, sân vận động. Ở giai đoạn 1: hồi phục y học – hướng tới sự hồi phục về giải phẫu ở vùng
chấn thương, loại bỏ các quá trình viêm nhiễm và tăng trưởng quá trình tái tạo các mô, tổ chức...hoàn thành vấn đề hồi phục, giải phẫu chức năng.
Trong giai đoạn này thường sử dụng các bài tập với lượng vận động rất nhẹ kết hợp với xoa bóp, vật lý trị liệu. Các bài tập trong giai đoạn này còn mang ý nghĩa tâm lý rất lớn làm cho vận động viên tự tin, yên tâm và tạo hưng phấn cho quá trình hồi phục. Giai đoạn 2: Hồi phục vận động, hướng đến hồi phục các chức năng vận động cơ bản bao gồm: sự thích nghi của cơ thể vận động viên với cường độ vận động tăng dần; hồi phục thể lực chung; hồi phục các thói quen vận động trong thể thao; dần hồi phục các tố chất vận động. Các bài tập trong giai đoạn này cần đa dạng, với cường độ, khối lượng và thời gian phù hợp.
Tuy nhiên, có thể bắt đầu sử dụng các bài tập chuyên biệt gần với kỹ năng vận động chủ yếu của môn thể thao chuyên sâu của từng vận động viên. Giai đoạn 3: Hồi phục thể tha, hướng đến sự hồi phục các kỹ năng vận động, tăng dần trình độ tập luyện và chuẩn bị trở lại tập luyện thi đấu thể thao. Các bài tập trong giai đoạn này tương đối phong phú, với lượng vận động lớn và với các dụng cụ thể thao đặc thù cho từng môn thể thao.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học, cán bộ quản lý, bác sĩ
chuyên khoa có trình độ, am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu đã đưa ra các nhóm bài tập để phục vụ quá trình hồi phục cho VĐV sau phẫu thuật. Trong đó, các bài tập sử dụng cho VĐV trước khi tiến hành phẫu thuật có: Bài tập làm dãn đầu gối, bài tập làm rắn cơ từ đầu đùi, bài tập trượt gót chân, bài tập tăng độ thẳng của chân. Các bài tập sử dụng sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo khớp gối cho vận động viên, gồm: Sử dụng bài tập Isometric; bài tập Isotonic; bài tập Isokinetic trên hệ thống máy tập BIODEX; bài tập thụ động có sử giúp đỡ của nhân viên y tế; bài tập biên độ vận động khớp gối sử dụng các cơ duỗi; bài tập biên độ vận động khớp gối sử dụng các cơ gấp; Bài tập phát triển sức mạnh các cơ gấp quanh gối; bài tập phát triển sức mạnh các cơ duỗi quanh gối; bài tập phục hồi độ mềm dẻo các cơ gấp quanh gối; bài tập phục hồi độ mềm dẻo các cơ duỗi quanh gối; bài tập căng dần các cơ vùng bẹn; bài tập căng đần các cơ vùng ngoài đùi; bài tập sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi; bài tập luyện sự nhanh nhẹn (bài tập Polyometrics); bài tập liên quan đến môn thể thao của VĐV; Kết hợp với siêu âm điều trị; Kết hợp với từ trường…
Chuẩn bị trước phẫu thuật; ngay sau phẫu thuật, các bài tập nội trú, ngoại trú và các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và đặc thù với môn thể thao. Việc kết hợp với sử dụng sóng ngắn, siêu âm hoặc từ trường trị liệu sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối cho vận động viên.
Một thông tin đáng chú ý nữa là ngày nay Robot Artist Pheno được coi là “con át chủ bài” trong phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Nhờ khả năng dựng hình ảnh 3D ngay trong mổ, “siêu robot” này có thể giúp bác sĩ đặt dây chằng mới chính xác đến từng 0,1 mm, đảm bảo đến 100% tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật, giúp người bệnh phục hồi tối đa khả năng vận động như trước khi gặp chấn thương. Thêm vào đó, kỹ thuật này cũng khắc phục điểm yếu của phẫu thuật tái tạo dây chằng truyền thống là tình trạng dây chằng mới đặt ra ngoài vị trí diện bám nguyên thủy của dây chằng chéo trước, không đảm bảo chức năng sinh lý tự nhiên về lực xoay và trượt của dây chằng. Do đó, kết hợp với các bài tập phục hồi nâu trên, các VĐV có thể sẽ rút ngắn thời gian bình phục và trở lại cuộc sống bình thường./.

N.Giang
Print

Số lượt xem (436)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.